13/12/2023 10:51 GMT+7

Đà Nẵng ưu tiên đầu tư các dự án chống ngập

Vấn đề ngập đô thị Đà Nẵng được bà con cử tri quan tâm, nhiều đại biểu HĐND cũng kiến nghị thành phố này cần dành nguồn lực ưu tiên đầu tư các dự án chống ngập nước.

Vấn đề ngập đô thị Đà Nẵng được bà con cử tri quan tâm. Trong ảnh: Ngập lụt tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu sau đợt mưa lớn kéo dài giữa tháng 10-2023 - Ảnh: TẤN LỰC

Vấn đề ngập đô thị Đà Nẵng được bà con cử tri quan tâm. Trong ảnh: Ngập lụt tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu sau đợt mưa lớn kéo dài giữa tháng 10-2023 - Ảnh: TẤN LỰC

Sáng 13-12, kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X tiếp tục với chương trình thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Lê Văn Dũng (đơn vị quận Hải Châu) đã có những ý kiến liên quan đến giải pháp thoát nước đô thị Đà Nẵng thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu cực đoan. Vấn đề ngập nước đô thị được bà con cử tri quan tâm, phản ảnh nhiều tại các đợt tiếp xúc cử tri.

Đầu tư một số hướng thoát nước mới ra sông, vịnh

Qua các đợt mưa lớn cho thấy tình trạng ngập nước ở một số khu vực có xu hướng phức tạp. Theo thống kê các đợt mưa năm 2022, 2023, trên địa bàn thành phố có khoảng 50 điểm ngập nước.

Trong đó có một số khu vực ngập nặng như đường Mẹ Suốt, cầu Đa Cô, Yên Thế - Bắc Sơn - Tôn Đức Thắng, Hà Huy Tập - Trần Xuân Lê...

Ông Dũng nêu ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có việc hệ thống thoát nước thành phố và các hồ điều tiết đã có tình trạng quá tải.

Đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng bê tông hóa, một số dự án thoát nước chính chưa thi công hoàn thành.

Bên cạnh đó tình trạng thời tiết biến đổi cực đoan. Mạng lưới thoát nước chính chưa khai thác hết lợi thế tự nhiên (gần sông, vịnh) sớm thoát nước ra sông, vịnh.

Các tuyến thoát nước đi lòng vòng, kéo dài, tập trung về cùng khu vực cửa xả dẫn đến xung đột, cản trở dòng lẫn nhau, làm giảm hiệu quả thoát nước.

Lực lượng chức năng đưa người dân sơ tán ra khỏi nơi bị ngập lũ ở Đà Nẵng vào tháng 10-2023 - Ảnh: TẤN LỰC

Lực lượng chức năng đưa người dân sơ tán ra khỏi nơi bị ngập lũ ở Đà Nẵng vào tháng 10-2023 - Ảnh: TẤN LỰC

Để giải quyết tổng thể tình trạng ngập nước, theo ông cần có nguồn lực lớn và thời gian kéo dài. Trước mắt bên cạnh nạo vét, khơi thông, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các tuyến thoát nước chính dở dang, thành phố cần ưu tiên dành nguồn lực triển khai ngay xử lý một số vị trí.

"Cần đầu tư một số hướng thoát mới ra sông, vịnh để phân lưu các hướng thoát hiện trạng và khai thác các lợi thế giáp sông, giáp biển" - ông Dũng đề xuất.

Cụ thể mở mới tuyến cống dọc theo đường Hà Huy Tập, Hà Khê ra vịnh Đà Nẵng, giải quyết thoát nước cho khu vực sân bay Đà Nẵng từ hồ Đầm Sen ra vịnh. Mở mới tuyến cống dọc theo đường Phùng Hưng ra vịnh sẽ giải quyết thoát nước cho lưu vực kênh Đa Cô để giảm lượng nước tập trung về kênh Phú Lộc.

Việc làm nữa là xử lý thoát nước sân bay, cần làm việc với sân bay Đà Nẵng để thống nhất phương án cải tạo lắp đặt các cửa phay điều tiết lượng nước thoát từ sân bay ra khu vực Phần Lăng, Hà Huy Tập, kiệt 96 Điện Biên Phủ, hồ 3 Sen Vàng, cống Lê Kim Lăng... nhằm hạn chế tình trạng ngập nước các khu vực dân cư.

Đại biểu Dũng trình bày những ý kiến về các giải pháp thoát nước đô thị Đà Nẵng - Ảnh: LÊ TRUNG

Đại biểu Dũng trình bày những ý kiến về các giải pháp thoát nước đô thị Đà Nẵng - Ảnh: LÊ TRUNG

Kế hoạch đầu tư công 2024 chưa có dự án xử lý chống ngập

Theo ông Dũng, cần mở rộng kênh Nguyễn Nhàn và Cống Quỳnh đảm bảo khả năng thoát nước. Bổ sung thêm nhánh thoát ra sông Cẩm Lệ dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ hoặc đấu vào hồ điều tiết công viên Thanh Niên để ra sông Cẩm Lệ, nhằm phân lưu bớt cho Cống Quỳnh.

Ông cũng đề xuất thành phố bổ sung đưa vào kế hoạch chuẩn bị đầu tư năm 2024, hiện nay kế hoạch đầu tư công năm 2024 chưa có dự án xử lý chống ngập, đã góp ý vào điều chỉnh danh mục công trình trọng điểm. Thành phố cần tiếp tục tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư các dự án chống ngập nước.

Trong đó cần nghiên cứu các kiến nghị đề xuất về thoát nước đô thị, xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai từng bước các giải pháp để giải quyết dứt điểm vấn đề ngập nước đô thị.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết - chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng - cho biết vấn đề này bà con cử tri quan tâm, nguyên nhân có cả khách quan, chủ quan, nhưng rõ ràng thành phố sẽ tập trung có giải pháp để khắc phục.

Ông Triết cũng đề nghị Sở Xây dựng cần tập trung, có giải pháp đồng bộ từ khâu đầu tư kinh phí mua sắm, đầu tư công trình dự án đến khâu quy hoạch, cả khâu tuyên truyền vận động sự tham gia của người dân. Cần ưu tiên nguồn lực giải quyết dứt điểm các khu vực sớm, không đầu tư dàn trải.

Mưa nhỏ Đà Nẵng vẫn có nhiều đường ngập, vì sao?

Trận mưa kéo dài chừng 1 giờ vào chiều 24-10 có lưu lượng không đáng kể so với đợt mưa trước đó nhưng trên nhiều đoạn đường ở Đà Nẵng vẫn gặp tình trạng lênh láng nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo 'nóng' sau vụ người dân chặt cây phi lao trong rừng phòng hộ

Sau vụ việc người dân tự ý chặt hạ cây phi lao trong rừng phòng hộ ven biển, chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng chấn chỉnh.

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo 'nóng' sau vụ người dân chặt cây phi lao trong rừng phòng hộ

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Quảng Ngãi giao ông Trần Thế Phan theo dõi địa bàn trọng yếu xã Pờ Y và đặc khu Lý Sơn

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi phân công nhiệm vụ cho ông Trần Thế Phan, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, theo dõi 2 địa bàn trọng yếu là xã biên giới Pờ Y và đặc khu Lý Sơn.

Quảng Ngãi giao ông Trần Thế Phan theo dõi địa bàn trọng yếu xã Pờ Y và đặc khu Lý Sơn

Vĩnh Long đưa ra 2 phương án lo chỗ ở cho gần 1.900 cán bộ, có phương án không đưa đón

Trước mắt tỉnh Vĩnh Long (mới) chỉ bố trí được nhà ở công vụ, nhà lưu trú tạm cho hơn 580 cán bộ, trong tổng số gần 1.900 người có nhu cầu, sau hợp nhất với tỉnh Trà Vinh, Bến Tre.

Vĩnh Long đưa ra 2 phương án lo chỗ ở cho gần 1.900 cán bộ, có phương án không đưa đón

Lan tỏa những tấm gương liêm chính 'không vụ lợi' trong ngành thanh tra

Phó tổng Thanh tra Chính phủ kỳ vọng những câu chuyện về sự tận tụy, liêm chính của cán bộ thanh tra sẽ được lan tỏa.

Lan tỏa những tấm gương liêm chính 'không vụ lợi' trong ngành thanh tra

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp

Đây là kết quả từ chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam tại BRICS mở rộng.

Sớm hoàn tất ký kết FTA Việt Nam và Brazil, đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar