02/09/2018 20:34 GMT+7

Đà Nẵng - những ngày thu 1945: Lệnh khởi nghĩa

ĐĂNG NAM -  TRƯỜNG TRUNG
ĐĂNG NAM - TRƯỜNG TRUNG

TTO - Chỉ trong hai ngày đêm đã có 7 phủ, huyện và thị xã ở Quảng Nam thành lập chính quyền cách mạng, tiến tới hoàn thành công cuộc giành chính quyền trong phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Đà Nẵng - những ngày thu 1945: Lệnh khởi nghĩa - Ảnh 1.

Hình ảnh các đồng chí trong Ban bạo động khởi nghĩa giành chính quyền tại Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1945 được trưng bày tại bảo tàng. Người đứng giữa là ông Lê Văn Hiến - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG (chụp lại tư liệu)

Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp. Cùng thời điểm ấy, trên một chiếc thuyền neo ở bến đò Ông Đốc (huyện Đại Lộc, Quảng Nam), Tỉnh ủy Quảng Nam đã triệu tập hội nghị khẩn cấp đề ra nhiệm vụ tối mật: "chuẩn bị ".

Tin vui như sóng cuộn tràn bờ

Ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử , cho rằng với vị thế chiến lược hết sức quan trọng, đô thị Đà Nẵng luôn là tâm điểm chú ý của các hoạt động chính trị lẫn quân sự thời điểm đó.

Khi nhận được tin cấp báo từ ông Huỳnh Ngọc Huệ (tỉnh ủy viên) rằng "quân Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện", Tỉnh ủy Quảng Nam nhận định "cơ hội vàng" đã đến nên quyết định phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa.

Cấp ủy Đảng và Ủy ban Việt Minh các cấp được chuyển thành Ủy ban bạo động khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương. Theo ông Tiếng, đó là một quyết định kịp thời và sáng suốt.

Theo kế hoạch dự kiến của Ủy ban bạo động tỉnh, các cấp phủ, huyện sẽ khởi sự trước, sau đó sẽ tập trung lực lượng kéo về giành chính quyền ở tỉnh lỵ Hội An.

Chiều 17-8-1945, ông Võ Toàn (tức Võ Chí Công) thay mặt Ủy ban bạo động đến kiểm tra tình hình chuẩn bị khởi nghĩa ở Hội An đã cho rằng thời cơ chín muồi đã đến.

3h sáng ngày 18-8-1945, đoàn quân khởi nghĩa từ ngoại ô thị xã đổ về nội ô, lần lượt chiếm các công sở, bến tàu, nhà dây thép, bao vây đồn lính bảo an.

Lúc này, cơ sở nội ứng của ta đã mở toang cửa đồn, tuyên bố đầu hàng cách mạng. Quân khởi nghĩa đã dùng búa bửa củi phá kho, lấy được 120 khẩu súng, đem phát ngay cho lực lượng tự vệ.

Tỉnh trưởng Tôn Thất Gián bị bắt giữ. Một cuộc mittinh quần chúng được diễn ra ngay sáng đó tại tỉnh đường. Cờ của chế độ bù nhìn bị kéo xuống và lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên, tung bay theo gió.

Trong giờ phút nghiêm trang ấy, đại biểu Mặt trận Việt Minh tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn thân Nhật, thành lập chính quyền nhân dân cách mạng. Tin khởi nghĩa thắng lợi ở Hội An đã nhanh chóng lan truyền về các phủ, huyện, tổng, xã.

Chỉ trong ngày 18-8, lần lượt các phủ Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn... chính quyền đều về tay nhân dân. Riêng phủ Tam Kỳ, sau nhiều giờ thuyết phục, tri phủ Trần Kim Lý đã thuận giao tất cả sổ sách, tiền bạc, súng ống cho cách mạng vào sáng ngày 20-8.

Thế là từ khởi điểm Hội An thắng lợi, chỉ trong hai ngày đêm đã có 7 phủ, huyện và thị xã ở Quảng Nam thành lập chính quyền cách mạng, tiến tới hoàn thành công cuộc giành chính quyền trong phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Đà Nẵng - những ngày thu 1945: Lệnh khởi nghĩa - Ảnh 2.

Sân vận động Chi Lăng (ngày nay), nơi gần 3 vạn đồng bào mittinh trọng thể mừng độc lập và lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thành Thái Phiên ngày 28-8-1945 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Hiệu lệnh tiếng còi tầm

Là địa phương có vị trí chiến lược quân sự rất quan trọng nhưng vì sao Đà Nẵng lại tổ chức giành chính quyền muộn hơn so với các phủ, huyện lân cận?

Câu hỏi này được nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An lý giải là vì "ngọn cờ đầu" lúc bấy giờ là ông Lê Văn Hiến đang bị "kẹt" ở Quảng Ngãi chưa về được.

Vào thời điểm đó, Hòa Vang là huyện vành đai bao quanh thành phố Đà Nẵng, nơi có đông quân Nhật đồn trú cùng nhiều kho quân nhu nằm rải từ Phước Tường đến Đà Sơn. Do đó việc giành quyền ở Hòa Vang được nhận định là phải rất thận trọng và khôn khéo.

Tuy vậy, tin vui từ các phủ, huyện cứ dồn dập tràn về vành đai, khiến người dân nhấp nhổm. Ngày 22-8-1945, Ủy ban bạo động huyện Hòa Vang quyết định vùng lên giành chính quyền và thành công chỉ trong buổi sáng.

Sau khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện (15-8-1945) thì lực lượng quân Nhật từ Bình Định đến Quảng Nam đã dồn về Đà Nẵng với số lượng lên đến 5.000 quân.

Để máu không đổ khi giành chính quyền, trong những ngày đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã tìm cách rải truyền đơn và báo cho phía Nhật: Nếu quân Nhật không can thiệp vào công việc của cách mạng thì sẽ được bảo toàn tính mạng, được tiếp tế lương thực chờ ngày giải giáp về lại quê hương.

"Ngày 25-8, ông Lê Văn Hiến từ Quảng Ngãi về đến Đà Nẵng thì đêm đó, Ủy ban bạo động thành phố nhóm họp bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền Đà Nẵng vào sáng 26-8. Ủy ban lấy tiếng còi tầm buổi sáng làm tín hiệu chiếm lĩnh thành phố" - nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An kể lại.

8 giờ sáng, khi tiếng còi tầm vừa cất lên, tất cả các cơ sở, nhà máy đều bị các toán Việt Minh đột nhập, chiếm lĩnh, treo cờ, giăng biểu ngữ, tập hợp công nhân, đọc lệnh khởi nghĩa, tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ, thiết lập trật tự mới của cách mạng.

Đến 9h sáng, cờ đỏ sao vàng treo ngập khắp thành phố báo tin Đà Nẵng đã thoát khỏi vòng kìm kẹp của phát xít Nhật.

Tại tòa thị chính, ông Lê Văn Hiến nhân danh đại biểu Mặt trận Việt Minh thành phố, có lực lượng vũ trang hộ tống tiến vào cổng chính, tiếp nhận con dấu và hồ sơ của đại diện chính quyền bù nhìn Nguyễn Khoa Phong trao lại.

Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên nóc tòa thị chính. Đây là thời điểm xác định thành phố Đà Nẵng đã giành chính quyền thắng lợi.

Sáng 28-8-1945, tại sân vận động Chi Lăng, gần 3 vạn đồng bào tham gia cuộc mittinh trọng thể mừng độc lập và lễ ra mắt Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời thành Thái Phiên.

Ông Lê Văn Hiến chính thức trở thành chủ tịch lâm thời đầu tiên của chính quyền non trẻ Đà Nẵng kể từ năm 1945.

Thành lập UBND thành Thái Phiên

Sau ngày giành chính quyền, bộ máy cách mạng ở Đà Nẵng được lập ra với tên gọi Ủy ban nhân dân thành Thái Phiên.

Dù chỉ tồn tại rất ngắn, nhưng danh xưng "thành Thái Phiên" đã đi vào sử sách như một biểu tượng cách mạng trong buổi đầu giành độc lập tại thành phố lớn nhất miền Trung Việt Nam.

________

Kỳ tới: Vì sao Đà Nẵng mang tên "thành Thái Phiên"?

ĐĂNG NAM - TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar