20/07/2015 13:17 GMT+7

Kim Huyền: từ "Người vợ ma" đến "Người đàn bà uống rượu"

TRÀ MY
TRÀ MY

TTO – Nhiều năm trước, nhắc đến Kim Huyền, người ta nhớ đến vai bé Yến trong Người vợ ma. Đến nay chị có một vai diễn đủ ấn tượng để “thay tên” thành “người đàn bà uống rượu”.

Một cảnh trong Người đàn bà uống rượu 

Khá lâu rồi Kim Huyền không có vai diễn nào trên sân khấu kịch. Những vai ấn tượng như bé Yến trong Người vợ ma, vai bà mẹ trong Nước mắt người điên hay trong Oan gia, chị hai Hồng trong Con nhà nghèo… cũng năm thì mười họa mới thấy Kim Huyền diễn lại.

Lửa nghề tưởng chừng đã tắt

Người ta tưởng Huyền mất lửa nghề rồi nhưng hóa ra không phải, ngọn lửa ấy vẫn còn, chỉ là chờ một vai diễn đủ nặng để bùng cháy mãnh liệt hơn.

“Có lúc tôi nghĩ mình không còn hợp với nghề này nữa rồi. Không có vai diễn mới, quanh đi quẩn lại những vai cũ rồi chạy sô bên ngoài để duy trì cuộc sống, mọi thứ dường thư bão hòa. Cho đến khi tôi gặp Duyên…” - Kim Huyền mở đầu câu chuyện.

Trong vở diễn Người đàn bà uống rượu (tác giả Hữu Ước, đạo diễn Quốc Thảo), Kim Huyền vào vai Duyên, một cô quân y giỏi nghề, sống cùng các chị em trong tiểu đội giữa rừng Trường Sơn. Những cô gái tuổi đôi mươi chỉ biết đến bom đạn, máu me và cái chết ấy vẫn hồn nhiên ca hát, vui đùa dẫu chẳng biết ngày mai ai còn, ai mất.

Duyên sống rất mãnh liệt, cái mãnh liệt rất con người giữa một môi trường vốn còn nhiều định kiến, khắt khe, lề lối. Là khi một chàng lính trẻ sắp chết kêu lên rằng: “Mẹ ơi, con đau quá, con khát quá mẹ ơi”, cô quân y trẻ đã không ngần ngại ôm cậu vào bầu ngực trinh nguyên của mình. Là khi biết Hữu, một cảm tử quân coi cái chết nhẹ như không, chỉ còn một đêm để sống, Duyên quyết định giữ lại giọt máu của một người hùng.

Để rồi sau cái chết của Hữu và một sinh linh dần lớn lên trong bụng, cũng là lúc Duyên vấp té giữa cuộc đời đầy oan nghiệt với lắm lời gièm pha, miệt thị.

Hình ảnh Duyên khi bị đuổi khỏi tiểu đội vì mang thai

Duyên tinh nghịch, lí lắc bao nhiêu trong những phân cảnh hồi tưởng thời trẻ trung thì lại cay nghiệt, dằn vặt, u uất bấy nhiêu trong hiện tại, khi trở thành bà lao công mới bị hạ lương xuống hạng C trong nông trường, suốt ngày uống rượu với xơ mít, chuối xanh chấm muối ớt.

Ánh mắt đỏ thành vệt, hằn lên vẻ đau đớn, dáng đi ngang tàng nhưng đôi chỗ liêu xiêu và cả những câu thoạt đứt quãng giữa chừng vì nức nở đã thay Kim Huyền nói với khán giả rằng chị thật sự là Duyên, là người đàn bà uống rượu trong hơn 100 phút đứng trên sân khấu ấy.

4 năm chờ đợi để “thay tên”

Kim Huyền nói mình không có nhiều thời gian, nhiều suất diễn để “thử, sai và sửa” với vở diễn này bởi chỉ diễn phúc khảo một lần, diễn một suất ở sân khấu và sau đó là diễn dự thi.  

Trong suốt thời gian tập vở diễn này, cứ 3g sáng Kim Huyền lại bật dậy, những câu thoại của “Người đàn bà uống rượu” chạy đi chạy lại trong đầu chị. Quá trình thẩm thấu nhân vật, bất kể ở đâu chị đều nghĩ về Duyên, về thân phận một người lính Trường Sơn nhiều nỗi niềm sau chiến tranh.

“Từ lâu rồi tôi khát khao một vai diễn có thể vắt kiệt sức của mình như vậy. Tôi nhớ một buổi sáng bỗng dưng chị Hồng Vân gọi và nói: Huyền ơi, em diễn vai này nha. Một cơ hội tuyệt vời mà NSND Hồng Vân đã tin tưởng và trao cho tôi”, Huyền nói trong hân hoan.

Nhiều khán giả đã không cầm được nước mắt trong phân cảnh cuối của vở diễn

Có người nhận xét dường như Kim Huyền thoại hơi gào, hơi quá trong những phân đoạn cuối, nhưng sự thật là “tôi phải lấy hơi lên để thoại bởi sức khỏe lúc đó không đảm bảo”.

Kim Huyền nhập vai đến nỗi không thoát được tâm trạng nhân vật khi vở diễn kết thúc. Chị ngất xỉu trong vòng tay các đồng nghiệp khi phía dưới khán đài khán giả đang lấy tay quệt nước mắt. Đó là niềm hạnh phúc mà đã bốn năm rồi Huyền mới tìm lại được.

Đạo diễn Việt Linh xúc động

Có mặt trong hậu trường sau buổi biểu diễn, đạo diễn Việt Linh cho biết một người 15 tuổi đã vào rừng chiến đấu, thấu hiểu được cuộc sống của những người lính Trường Sơn như bà cảm thấy xúc động khi xem, nghĩa là những gì các diễn viên chuyển tải trong Người đàn bà uống rượu thật sự lay động. Tuy nhiên, đạo diễn Việt Linh cũng chỉ ra những chỗ còn chưa hay để các diễn viên cân chỉnh trong những suất diễn tiếp theo.

Đứng trước cửa hậu trường, một khán giả trung niên hỏi "suất sau Kim Huyền có diễn nữa không, cô muốn coi". Trong khi Kim Huyền lại... xin lỗi khán giả vì mình làm chưa tốt.

"Trưa ngất trên phim trường Củ Chi, chiều về ráng sức đến hết vở thì không còn sức, ngất trên sân khấu. Hôm nay em làm không tốt lắm, em buồn.... ", Huyền viết. 

Ngày 22-7, vở diễn Người đàn bà uống rượu sẽ tham gia dự thi Liên hoan nghệ thuật sân khấu “Hình tượng người chiến sĩ công an nhân dân” tại Hà Nội.

TRÀ MY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar