05/07/2023 09:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đà Lạt: Ngập nước, sạt lở và những con số đáng sợ

Vụ sạt lở mới đây tại trung tâm Đà Lạt (Lâm Đồng) gây thương vong sáu người khiến dư luận bàng hoàng. Nhưng đây không phải là vị trí đầu tiên và sạt lở vẫn có nguy cơ tái diễn.

Hàng ngàn khối đất kèm taluy bê tông đổ ập xuống khu vực hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám (Đà Lạt) làm chết 2 người - Ảnh: M.V.

Hàng ngàn khối đất kèm taluy bê tông đổ ập xuống khu vực hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám (Đà Lạt) làm chết 2 người - Ảnh: M.V.

Bờ taluy bê tông cùng hàng ngàn tấn đất đá trên cao đổ sập xuống khu dân cư, lán trại cho công nhân và công trình nhà ở khá lớn phía dưới. Tình trạng sập bờ taluy diễn ra ngày càng nhiều với Đà Lạt.

Sạt lở tiếp diễn ở Đà Lạt

Trước đó không lâu là vụ sập bờ taluy đèo Prenn và đường Ngô Thì Sỹ cũng gây chết người. Cuối năm 2021 tại đường Khe Sanh từng xảy ra sạt lở và sập bờ taluy, rất may là không có người dân nào gặp nạn.

Cơn mưa lớn ngày 23-6-2023 kéo dài khoảng 30 phút cũng khiến Đà Lạt ngập nặng hàng loạt tuyến đường khu vực trung tâm. 13 vụ sạt lở chỉ trong hai ngày 28, 29-6-2023. Những con số đáng sợ. Thành phố này từng được cảnh báo tình trạng thiếu nước sinh hoạt, lấn chiếm suối, hồ.

Nguyên nhân, đỉnh điểm dẫn đến các vấn nạn đó hẳn không khó nhận ra khi bê tông hóa quá mức. Rừng bị thu hẹp, chặt cây xanh quá nhiều, san ủi làm dự án xây dựng. Không gian dẫn dòng và thoát nước, thấm nước, trữ nước bị thu hẹp.

Giới chuyên gia nghiên cứu, nhà khoa học trong ngành đã cảnh báo từ lâu nhưng không được quan tâm đúng mức, lợi ích ngắn hạn, hậu quả trước mắt và dài lâu. Những gì đã diễn ra còn dự báo các bất an trong tương lai, nếu thiếu biện pháp hữu hiệu cho Đà Lạt.

Địa hình Đà Lạt có độ dốc lớn với nhiều đồi suối, sườn núi. Nếu chặt cây xanh san lấp mặt bằng rồi làm taluy thay thế sẽ không đảm bảo an toàn. Mùa nắng thì đất khô cằn, không giữ ẩm. Không còn nhiều rễ cây sâu và rộng bám đất, giữ nước mùa mưa.

Nước mưa sẽ tạo thành sình lầy trong lòng đất cùng với dòng nước chảy chia cắt phía trên đỉnh, sườn và dưới chân đồi núi, nước xoáy vào chân đồi tạo ra lũ và những vụ sạt lở đất càng lớn.

Những công trình kiến trúc ngày xưa thời Pháp ở Đà Lạt có tính toán kỹ lưỡng về mặt địa hình, không cao tầng. Ở vị trí lưng chừng trên cao nếu làm móng cọc kiên cố sẽ phức tạp, khoan nhồi sâu.

Bờ taluy giằng khối lượng đất đá quá lớn, trên chịu tải trọng nặng, dưới không có liên kết vững chắc, cộng thêm áp lực đất và nước rất dễ vỡ khi mưa.

Hơn 90 năm trước những kiến trúc sư người Pháp lập quy hoạch đã tính toán cảnh báo nguồn nước ngầm, nước bề mặt chỉ đủ cung ứng cho khoảng 120.000 người.

Một thống kê vào năm 2020 cho thấy dân số đã lên đến 620.000 - 650.000 người, bê tông hóa càng nén chặt trong khu vực trung tâm.

Dân số dự báo sẽ càng tăng cao khi Đà Lạt được quy hoạch xây dựng khách sạn, trung tâm thương mại ở vùng trung tâm thành phố.

Phòng sạt lở đi đôi chống ngập

Phòng chống sạt lở đất, đồi núi, suối hồ không gì hiệu quả bằng trồng những loại cây xanh thích hợp. Đà Lạt cần giảm san lấp mặt bằng, bê tông hóa và tăng cường trồng cây xanh, ưu tiên chọn loại có bộ rễ lớn phủ rộng đâm sâu bám chặt đất là cách chống sạt lở hiệu quả nhất.

Khu vực trung tâm đã bê tông hóa gần hết. Giờ cần khuyến khích tạo hạ tầng xanh, không gian xanh cho từng khu phố, cầu đường, các công trình xây dựng thô cứng.

Nên thay đổi cách phát triển công viên mới, mở rộng công viên hiện hữu, hồ nhân tạo, vùng trũng theo hướng bổ sung mục tiêu sinh thái gồm các thảm thực vật, đa dạng hóa sinh học.

Chống ngập thay vì làm cống thì xây dựng mương hở sẽ dễ thu nước hai bên, không phụ thuộc kích thước hố ga lớn nhỏ giúp dẫn dòng vào các suối, hồ với công viên và vùng trũng.

Dọc hai bên mương, không gian thoát nước nghiên cứu trồng cây xanh hoặc dải thực vật. Cách tiếp cận này tạo cảnh quan, góp phần bổ sung nước ngầm, giảm xói lở và thấm hút nước xuống lòng đất.

Quy hoạch đô thị cần hướng đến sắp xếp không gian, công trình. Hạn chế các khu dân cư, xây dựng nhà ở phía dưới sát sườn đồi dốc cao trong khi phòng chống sạt lở chỉ bằng taluy lưng chừng chắn đất đá nhằm loại trừ từ sớm nguy cơ rủi ro.

Bố trí lại mật độ dân số cho phù hợp, tất cả đều căn cứ yếu tố môi trường, tài nguyên thiên nhiên, diện tích đất.

Đô thị nào cũng có mức tối đa phục vụ sinh hoạt đời sống, chỉ có thể chứa lượng người và nhu cầu nhất định, vượt quá sẽ dẫn đến những hệ lụy.
Triệu tập chủ 4 khu đất và đơn vị thi công vụ sạt lở đất Đà Lạt

Đồng thời việc khởi tố, cơ quan chức năng đã triệu tập chủ đất cùng đơn vị thi công để thu thập tài liệu liên quan vụ sạt lở đất làm gãy bờ taluy khiến 2 người chết tại Đà Lạt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ kiểm tra cơ sở cây giống gây xôn xao: Phạt chủ cơ sở hơn 3,7 triệu đồng

Chủ cơ sở cây giống ở Hậu Giang bị phạt hơn 3,7 triệu đồng do kinh doanh 900 cây mít ruột đỏ Indo không có nhãn hàng hóa.

Vụ kiểm tra cơ sở cây giống gây xôn xao: Phạt chủ cơ sở hơn 3,7 triệu đồng

Điều kiện để người hoạt động không chuyên trách cấp xã được tiếp nhận vào công chức

Quy định bổ sung 3 trường hợp được tiếp nhận vào công chức, trong đó có người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Điều kiện để người hoạt động không chuyên trách cấp xã được tiếp nhận vào công chức

Hộ dân xây tường ngăn giữa sân trường, bức xúc vì 4 đời chủ tịch xã vẫn chưa thể cấp đổi đất

UBND xã chưa thực hiện đổi và cấp đất cho gia đình như thỏa thuận, một người dân bức xúc, xây bức tường trong sân trường mầm non của xã.

Hộ dân xây tường ngăn giữa sân trường, bức xúc vì 4 đời chủ tịch xã vẫn chưa thể cấp đổi đất

Tránh bẫy lừa đảo 'ăn theo' mùa sáp nhập

Từ ngày 1-7, Cổng dịch vụ công quốc gia chính thức vận hành, với địa chỉ dichvucong.gov.vn trở thành đầu mối 'một cửa số'.

Tránh bẫy lừa đảo 'ăn theo' mùa sáp nhập

Sau 1-7, người dân TP.HCM làm thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe ra sao?

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, người dân trên địa bàn TP.HCM có nhiều thắc mắc liên quan đến việc cấp đổi giấy phép lái xe.

Sau 1-7, người dân TP.HCM làm thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe ra sao?

Cảnh báo lừa đảo 'cập nhật thông tin để nhận lương hưu'

Bảo hiểm xã hội khu vực XVI (tỉnh Quảng Trị) vừa phát đi cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản của người dân.

Cảnh báo lừa đảo 'cập nhật thông tin để nhận lương hưu'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar