TTCT - Chính sách và đãi ngộ cho VĐV khuyết tật Việt Nam còn nhiều điểm cần thay đổi, điển hình như quy định về tiền thưởng cho huy chương Paralympic. Xin ông cho biết lực sĩ cử tạ Lê Văn Công vừa đoạt HCB Paralympic Tokyo có dạ dày không? Hay dạ dày của anh bé hơn người thường? Lê Văn Công và tấm huy chương bạc Paralympic. Ảnh: Đoàn TTVN Tôi đặt câu hỏi như thế với một cựu quan chức ngành thể thao, từng một thời gắn bó với phong trào thể thao người khuyết tật. Ông cười bảo: Chú đùa với tôi. Công chỉ không may mắn khi bị tật nguyền ở hai chân thôi, chứ tất cả đều bình thường, thậm chí hơn cả người bình thường vì ông trời bù lại cho anh những tố chất rất tốt, rất phù hợp với môn cử tạ. Đã vậy, anh còn tập luyện kiên trì để có đôi cánh tay mạnh hơn hẳn khối người bình thường. Chưa kể, anh cũng như bao người đàn ông bình thường khác, đã lấy vợ, sinh hai đứa con kháu khỉnh, khỏe mạnh.Để làm được điều đó, hẳn anh phải vất vả hơn người bình thường? Trả lời: Đương nhiên rồi. Hai chân tật nguyền, teo tóp thế kia thì phải rất vất vả trong cuộc sống thường nhật, đặc biệt là di chuyển, đi làm kiếm sống, nuôi con...Tôi lại hỏi tiếp: Công cũng như người bình thường, nhưng sao chế độ lại thua VĐV bình thường? Cụ thể trong nghị định 152 của Chính phủ quy định về mức lương thưởng cho thể thao, người khuyết tật kém hơn hẳn người bình thường? Như với HCB Paralympic, Công chỉ được nhận 140 triệu đồng tiền thưởng, còn nếu VĐV bình thường đoạt HCB Olympic thì được thưởng 220 triệu đồng là sao? Để chuẩn bị cho một kỳ Paralympic, Công và các đồng đội cũng phải tập trung xa nhà, cũng phải hy sinh công ăn việc làm để kiếm sống hằng ngày, sao lại bị đối xử như vậy? Tiếng nói ngành thể thao ở đâu? Với xã hội, cụ thể là các doanh nghiệp muốn thưởng bóng đá tiền tỉ, thưởng VĐV đoạt huy chương Olympic hàng trăm triệu là chuyện ý thích, chuyện đánh bóng thương hiệu của họ; nhưng quy định thưởng của Nhà nước lấy từ ngân sách thì lẽ ra không nên phân biệt đối xử như thế chứ?Vị cựu quan chức trả lời: Tất cả những gì anh nêu ra chúng tôi đều đã nói đi nói lại rất nhiều lần, nhưng chả hiểu sao vẫn không được thay đổi?!■ Tags: Người khuyết tậtThể thao người khuyết tậtKhuyết tậtLê Văn CôngParalympic
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9 CHÍ TUỆ 15/07/2025 Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vệt sáng xuất hiện trên bầu trời sáng nay là do Trung Quốc đã phóng thành công tàu chở hàng vũ trụ Thiên Châu 9 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam.
Trong bữa cơm tối tại nhà cựu chủ tịch Quốc hội, Thuận An được giới thiệu làm dự án ngàn tỉ THÂN HOÀNG 15/07/2025 Cuối năm 2021, trong một buổi ăn cơm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang (cũ) tại nhà nguyên chủ tịch Quốc hội, ông Phạm Thái Hà giới thiệu chủ tịch Tập đoàn Thuận An với bí thư tỉnh nhờ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia dự án.
Các nhóm cán bộ, công chức được hưởng thêm hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng? THÀNH CHUNG 15/07/2025 Theo Bộ Nội vụ, nghị định 179/2025 đã quy định rõ người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng theo vị trí việc làm được hưởng mức hỗ trợ.
Từ giới thiệu của ông Phạm Thái Hà, Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu cầu Vĩnh Tuy 2 gần 290 tỉ THÂN HOÀNG 15/07/2025 Ông Phạm Thái Hà, khi còn là trợ lý của bí thư Thành ủy Hà Nội thời điểm năm 2020, đã giới thiệu Tập đoàn Thuận An để được tham gia thi công dự án cầu Vĩnh Tuy 2.