17/12/2016 09:55 GMT+7

Đa dạng bộ sách giáo khoa là đòi hỏi khách quan

  MAI THẮNG
MAI THẮNG

TTO - Sau bài báo “Tỉnh, thành nào cũng có sách giáo khoa riêng, có nên không?”, tôi nghĩ không nên.

Bởi vì giáo dục là quy chuẩn của mỗi quốc gia, mà đã là quy chuẩn thì không phải địa phương nào cũng có sách giáo khoa cho riêng mình. Nếu 63 tỉnh thành, mỗi tỉnh thành có một bộ sách giáo khoa riêng thì sẽ loạn, ấy là chưa kể sự “cạnh tranh kiến thức” giữa các tỉnh thành với nhau.

Có thể nói với một bộ sách giáo khoa hiện nay của Bộ GD-ĐT đang giảng dạy không còn phù hợp với tất cả đối tượng người dạy và người học nữa. Bởi lẽ giáo viên và học sinh ở các vùng miền khác nhau, không chỉ không đồng đều về trình độ nhận thức và chuyên môn giảng dạy, mà còn khác nhau về “văn hóa tiếp thu”, khác nhau về điều kiện giảng dạy.

Một thực tế là học sinh ở nông thôn, miền núi hiểu biết văn hóa, truyền thống, kinh tế - xã hội, danh lam thắng cảnh ở xã, huyện, tỉnh mình không nhiều bằng hiểu kinh tế - xã hội, danh lam thắng cảnh, truyền thống ở “cấp trung ương”, vì học sinh chỉ được tiếp thu một nội dung đã thống nhất trong một bộ sách giáo khoa.

Chúng ta đang áp dụng một bộ sách giáo khoa cho tất cả các đối tượng ở miền núi, miền xuôi, nông thôn, đô thị là sự “lệch pha” trong giáo dục. Điều ấy không chỉ thiếu sinh động mà còn mang tính áp đặt, trong khi trình độ nhận thức của đối tượng người học ở miền núi khác miền xuôi, nông thôn khác đô thị thì không lẽ gì chỉ có một bộ sách giáo khoa lại áp dụng cho mọi đối tượng.

Nói như vậy không có nghĩa là mỗi tỉnh thành phải có một bộ sách giáo khoa riêng, song trước nhất phải hướng vào biên soạn những văn hóa, giá trị truyền thống... tại quê hương nơi học sinh đang sống, để học sinh hiểu về giá trị văn hóa làng xã nơi mình sinh ra, sau đó mới đến biên soạn chương trình giáo dục chung.

Vì biên soạn “văn hóa làng xã” địa phương vào sách giáo khoa chính là nền tảng cốt lõi để xây dựng nhân cách văn hóa vùng miền. Nói cách khác, trước khi đưa giáo dục cấp trung ương, hiện đại cho học sinh học, trước hết phải giáo dục văn hóa làng xã để “tạo dựng” tinh thần yêu nước từ gốc cho người học.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chúng ta đang ưu tiên cho phát triển giáo dục, đưa giáo dục hiện đại lan tỏa đến mọi vùng miền trên cả nước. Để rút ngắn khoảng cách trình độ dân trí cho miền núi theo kịp miền xuôi, nông thôn sánh vai đô thị, thì sự cần thiết phải đa dạng hóa bộ sách giáo khoa là đòi hỏi khách quan của nền giáo dục hiện đại hiện nay.

MAI THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) thu hút sự quan tâm của thí sinh với môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế và định hướng đào tạo gắn với thực tiễn.

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Dù chỉ mới lớp 12 nhưng Từ Song Quốc - học sinh Royal School - đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ dịch cabin tại hội nghị y khoa quốc tế, một công việc với độ khó cao.

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh

'Dạy thì ngang mặt đất (không học thêm thì dưới mặt đất), còn đề thì trên mây', bạn đọc H.Thủy bình luận về đề thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar