29/05/2018 13:20 GMT+7

Đã có thuốc giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến 99%

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Được kết hợp từ hai loại thuốc kháng virus, nếu dùng hằng ngày theo kê đơn thì có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ 92- 99% ở những người có nguy lây nhiễm HIV cao.

Đã có thuốc giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến 99% - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: XUÂN MAI

Sáng 29-5, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức dẫn đầu trong các sáng kiến y tế toàn cầu (PATH) phối hợp tổ chức hội thảo và thông báo sơ kết thí điểm Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) tại Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - cho biết phần lớn tỉ lệ các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV có xu hướng giảm. 

Cụ thể, trước đây tỉ lệ nhóm nghiện chích ma túy chiếm 29-30% thì hiện nay giảm còn 9-10%, ở phụ nữ bán dâm cũng giảm từ 5% xuống 2,5%...

Riêng tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng cao. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất, tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm này tăng lên 11%, mặc dù trước đây chiếm 5-6%. Đặc biệt tại TP.HCM, vào năm 2017 tỉ lệ này tăng lên 15%. 

"Chúng tôi đang tập trung làm thế nào giảm được tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM. Và hiện nay, chúng tôi đã có một giải pháp rất hay, rất quý, rất hiệu quả là sử dụng dịch vụ Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Tôi mong rằng PrEP sẽ mở rộng, giúp đáng kể các ca nhiễm HIV mới, đẩy nhanh kiểm soát dịch và loại trừ HIV ở nước ta" - ông Long bày tỏ. 

PrEP đã bắt đầu được cung cấp cho nhóm MSM, chuyển giới nữ và bạn tình âm tính trong các cặp dị nhiễm tại TP.HCM từ tháng 3-2017 và mở rộng ra Hà Nội từ tháng 3-2018.

Hiện nay có hơn 1.200 người có nguy lây nhiễm cao HIV đã và đang tham gia sử dụng PrEP tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với tỉ lệ duy trì khoảng 78%.

PGS.TS Phan Thị Thu Hương - phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - khẳng định kết quả ban đầu của Dự án thí điểm triển khai PrEP vừa qua hết sức quan trọng, là bằng chứng giúp Bộ Y tế đã quyết định đưa PrEP vào hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Trong đó, dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV chính thức là một trong những biện pháp dự phòng HIV ở Việt Nam.

"Kết quả này cũng giúp Cục Phòng chống HIV/AIDS sẽ phối hợp với các đối tác mở rộng việc triển khai PrEP, trước mắt 11 tỉnh, thành phố với mục tiêu đến cuối năm 2019 đạt được 5.610 người sử dụng PrEP và đến cuối năm 2020 đạt được 7.300 người" -  bà Hương nói.

Từ năm 2015, WHO đã khuyến cáo sử dụng PrEP như một phần chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su ở những người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Hiểu hơn về PrEP

PrEP bắt đầu ở Thái Lan, tại phòng khám ẩn danh của Hội chữ thập đỏ. Tại đây, PrEP triển khai song song với việc tăng cường sàn lọc HIV cho các nhóm nguy cơ cao để tăng hiệu quả chi phí cho công tác sàn lọc HIV.

Dưới sự đồng ý đưa PrEP vào Hướng dẫn quốc gia, sự nhất trí của Chính phủ, sự chấp thuận của Ủy ban Phòng chống AIDS quốc gia... hiện nay PrEP đã đạt được những thành công nhất định tại Thái Lan.

PrEP là một biện pháp can thiệp chi phí - hiệu quả, và thậm chí còn hiệu quả hơn nếu giá thuốc giảm xuống.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Hai bệnh nhân trẻ tại TP.HCM đã phải nhập viện trong tình trạng ngất, co giật tay chân, suy hô hấp khi tham gia giải chạy tại sân vận động Thống Nhất.

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar