21/07/2025 08:57 GMT+7

Đã có kết quả bầu cử Thượng viện Nhật Bản, áp lực tăng lên với Thủ tướng Ishiba Shigeru

Việc liên minh cầm quyền Nhật Bản mất thế đa số tại Thượng viện trong cuộc bầu cử ngày 20-7 đã làm gia tăng áp lực lên Thủ tướng Ishiba Shigeru - người đã cam kết sẽ tiếp tục tại vị bất chấp thất bại.

Nhật Bản - Ảnh 1.

Thủ tướng Nhật Bản và là chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền, ông Ishiba Shigeru, bước trước một tấm bảng có hoa hồng giấy đỏ ghi tên các ứng cử viên được bầu tại trụ sở LDP. Ảnh chụp vào ngày bầu cử Thượng viện tại Tokyo, Nhật Bản hôm 20-7 - Ảnh: REUTERS

"Tương lai của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru trở nên bấp bênh vào ngày 21-7 sau khi liên minh của ông mất đi thế đa số tại Thượng viện trong cuộc bầu cử chứng kiến đảng dân túy cánh hữu giành được nhiều thắng lợi" - Hãng tin AFP bình luận.

Ai thắng, ai thua?

Hãng tin Reuters đánh giá đảng cánh hữu Sanseito đã trở thành một trong những đảng thắng lớn trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản lần này, nhờ thu hút cử tri bằng những cảnh báo về một cuộc "xâm lược thầm lặng" của người nhập cư, cùng các cam kết cắt giảm thuế và tăng chi tiêu phúc lợi.

Theo TTXVN, kết quả kiểm phiếu cho thấy Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền và đối tác liên minh là Đảng Công Minh đã giành được ít hơn 125 ghế (số ghế cần thiết để duy trì thế đa số trong Thượng viện gồm 248 thành viên), ngay cả sau khi đã bao gồm 75 ghế của liên minh không được bầu cử.

Với kết quả 47 ghế trong lần bầu cử này, trong đó LDP được 39 ghế và đối tác cấp dưới là Đảng Công Minh được 8 ghế, liên minh cầm quyền Nhật Bản đã không giành được 50 ghế cần thiết trong lần bầu cử này để duy trì thế đa số tại Thượng viện, khiến Thủ tướng Ishiba Shigeru rơi vào tình thế bấp bênh khi không có đa số ghế tại cả hai viện của Quốc hội - tình huống rất hiếm gặp đối với một Chính phủ Nhật Bản sau chiến tranh.

Cũng theo kết quả kiểm phiếu, Đảng Dân chủ lập hiến (CDPJ) giành được 22 ghế, so với 38 ghế trước đó và Đảng Đổi mới Nhật Bản (JIP) giành được 7 ghế, giảm từ 18 ghế.

Trong khi đó, các đảng đối lập gồm Đảng Dân chủ nhân dân (DPP) trung hữu và đảng cánh hữu Sanseito, với cương lĩnh "Nhật Bản trên hết", đã đạt được những bước tiến lớn. Trong đó DPP được 17 ghế, tăng so với 9 ghế trước đó, còn Sanseito được 14 ghế, tăng so với 2 ghế trước đó. 

Mặc dù theo đuổi khẩu hiệu "Nhật Bản trên hết" và chương trình nghị sự chính sách dân tộc chủ nghĩa nhắm vào người nước ngoài - bị các nhà phê bình coi là bài ngoại, nhưng với việc đạt được 14 ghế, Sanseito đã đủ tư cách trình dự luật lên Thượng viện.

Chi phí sinh hoạt, lạm phát, tiền lương

Người dân Nhật Bản đi bỏ phiếu trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt, với lạm phát vẫn ở mức cao và tăng trưởng tiền lương trì trệ. Cuộc bầu cử đã trở thành một lựa chọn giữa liên minh cầm quyền, vốn hứa hẹn sẽ chi tiền mặt để giảm bớt áp lực chi phí và các đảng đối lập cam kết sẽ cắt giảm thuế tiêu dùng ở các mức độ khác nhau.

Ông Rintaro Nishimura, một chuyên gia tại Công ty tư vấn The Asia Group, nhận định rằng kết quả này là "sự khiển trách rõ ràng" của cử tri đối với ông Ishiba và chính phủ của ông.

Trước đó, Thủ tướng Ishiba khẳng định tuyên bố sẽ tiếp tục lãnh đạo Nhật Bản cho dù phe cầm quyền mất thế đa số tại Thượng viện. Ông cam kết sẽ tiếp tục tại vị bất chấp thất bại thứ hai liên tiếp trong bầu cử kể từ khi ông đảm nhiệm vị trí chủ tịch LDP.

Tuy nhiên, nếu không có thế đa số, liên minh cầm quyền của ông Ishiba sẽ phải hình thành quan hệ đối tác theo từng vấn đề, vì chưa có đảng nào khác tuyên bố sẵn sàng tham gia. 

Ông tin tưởng rằng điều này có thể đạt được, thể hiện qua việc liên minh cầm quyền đã có thể thông qua dự thảo ngân sách "nhờ những nỗ lực, sự hỗ trợ và hướng dẫn đa dạng của các đảng khác" trong các kỳ họp Quốc hội năm ngoái và năm nay. Ông Ishiba cho biết sẽ không có thay đổi lớn nào về định hướng chính sách, đặc biệt là liên quan đến thuế tiêu dùng.

Tuy nhiên, ông Tobias Harris - người sáng lập Công ty tư vấn Japan Foresight, dự đoán ông Ishiba khó có thể trụ vững sau 2 thất bại liên tiếp tại 2 cuộc bầu cử quốc gia, khi tất cả các đảng đối lập lớn đều từ chối hợp tác với LDP và Đảng Công Minh trong một liên minh mở rộng. Bất chấp ý định tiếp tục giữ chức thủ tướng của ông, những lời kêu gọi ông Ishiba từ chức từ nội bộ LDP có thể sẽ gia tăng.

Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu bầu cử Thượng viện đạt 58,51%, cao hơn mức 52,05% được ghi nhận trong cuộc bầu cử Thượng viện trước đó vào năm 2022. Cuộc bầu cử lần này lập kỷ lục 26 triệu người đã bỏ phiếu sớm do diễn ra vào giữa kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài 3 ngày.

Thủ tướng Nhật Bản không từ chức dù kết quả bầu cử ‘khắc nghiệt’

Thủ tướng Nhật Bản chấp nhận "kết quả khắc nghiệt" của cuộc bầu cử Thượng viện khi đảng của ông thua đau, song nhấn mạnh không có ý định từ chức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản bầu cử Thượng viện: 'Lá phiếu gián tiếp' cho Thủ tướng Ishiba

Cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản vào ngày 20-7 trở thành 'lá phiếu gián tiếp' cho tương lai chính trị của Thủ tướng Ishiba Shigeru khi các đảng dân túy cánh hữu đang lên ngôi.

Nhật Bản bầu cử Thượng viện: 'Lá phiếu gián tiếp' cho Thủ tướng Ishiba

Ông Putin: Phương Tây muốn 'cắt đứt' Nga với dầu khí, nếu lệ thuộc vào dầu khí Nga sẽ mất nước

Tổng thống Putin nói rằng Nga sẽ không thể giữ được chủ quyền quốc gia nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ dầu khí và từ bỏ sản xuất trong nước để phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Ông Putin: Phương Tây muốn 'cắt đứt' Nga với dầu khí, nếu lệ thuộc vào dầu khí Nga sẽ mất nước

Tin tức thế giới 21-7: Thái Lan kích hoạt 'phòng tác chiến'; Iran sẽ nối lại đàm phán hạt nhân

Iran sẽ đàm phán hạt nhân với các cường quốc châu Âu; Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bị ngộ độc thực phẩm; Giáo hoàng gọi điện cho phi hành gia người Mỹ Buzz Aldrin... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 21-7.

Tin tức thế giới 21-7: Thái Lan kích hoạt 'phòng tác chiến'; Iran sẽ nối lại đàm phán hạt nhân

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc tăng vọt

Khối lượng xuất khẩu nam châm đất hiếm của Trung Quốc phục hồi mạnh sau khi đạt thỏa thuận "đổi chip lấy đất hiếm" với Mỹ.

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc tăng vọt

Thủ tướng Nhật Bản không từ chức dù kết quả bầu cử ‘khắc nghiệt’

Thủ tướng Nhật Bản chấp nhận "kết quả khắc nghiệt" của cuộc bầu cử Thượng viện khi đảng của ông thua đau, song nhấn mạnh không có ý định từ chức.

Thủ tướng Nhật Bản không từ chức dù kết quả bầu cử ‘khắc nghiệt’

SCMP: Thượng đỉnh Mỹ - Trung có thể diễn ra cuối tháng 10

Nhiều nguồn tin khẳng định ông Trump và ông Tập có thể gặp nhau trước hoặc trong thời gian diễn ra Thượng đỉnh APEC tại Hàn Quốc cuối tháng 10.

SCMP: Thượng đỉnh Mỹ - Trung có thể diễn ra cuối tháng 10
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar