24/09/2020 15:10 GMT+7

Đã có đường Trương Đình Hội ở quận 8, vậy đường Trương Đình Hợi ở quận 4 là sao?

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Một con đường tồn tại lâu nay tại địa bàn quận 4 TP.HCM mang tên Trương Đình Hợi, nhưng thật bất ngờ, tên đường này không có trong hồ sơ tên đường. TP.HCM có một con đường khác mang tên Trương Đình Hội ở quận 8.

Đã có đường Trương Đình Hội ở quận 8, vậy đường Trương Đình Hợi ở quận 4 là sao? - Ảnh 1.

Góc đường Trương Đình Hợi và Tôn Thất Thuyết ở Quận 4 trưa 24-9 - Ảnh: L.ĐIỀN

Đường Trương Đình Hợi thuộc địa bàn phường 18 quận 4, là tuyến đường vòng dưới dạ cầu Tân Thuận, vẫn quen thuộc với người đi đường khi từ hướng Q.7 qua cầu Tân Thuận 1 muốn đổi hướng sang Tôn Thất Thuyết hoặc quay ngược lên cầu Tân Thuận 2 (quay đầu xe); hoặc từ hướng Q.4 thay vì lên cầu Tân Thuận 2 thì vòng lại đường Nguyễn Tất Thành (quay đầu xe).

Trên đường Trương Đình Hợi có một số cơ quan đơn vị và nhà dân, tại địa điểm số 3 đường này còn là trụ sở của Công ty Lai dắt tàu biển thuộc Cảng Sài Gòn. Dù vậy, những người dân đang sinh hoạt trên đoạn đường này đều không nhớ con đường mang tên Trương Đình Hợi từ bao giờ.

Tất nhiên, người dân khu vực này cũng không biết Trương Đình Hợi là ai.

Và trong văn bản mới đây của Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM điều chỉnh 38 tên đường, có trường hợp đường Trương Đình Hợi ở quận 4.

Cũng theo công văn của sở, "phát hiện" trường hợp tên đường Trương Đình Hợi "từ trời rơi xuống" này xuất phát từ Hội Khoa học lịch sử TP.HCM khi tham gia Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020.

Đã có đường Trương Đình Hội ở quận 8, vậy đường Trương Đình Hợi ở quận 4 là sao? - Ảnh 2.

Địa chỉ Công ty Lai dắt tàu biển mang tên đường Trương Đình Hợi - Ảnh: L. ĐIỀN

Ý kiến của Hội Khoa học lịch sử là "nên thay bằng tên khác" và cho biết thêm: ở quận 8 có đường mang tên Trương Đình Hội.

Như vậy, có thể hiểu đường Trương Đình Hợi ở quận 4 là viết sai từ tên Trương Đình Hội (đã có ở quận 8). Nhưng theo một số chuyên gia trong lĩnh vực đặt tên đường, quy trình đặt, đổi tên đường rất chặt chẽ, các bước đều theo Nghị định 91 của Chính phủ.

Theo đó, tên đường của TP.HCM được chuẩn bị bằng một Quỹ tên đường, biên soạn quỹ tên đường này có các chuyên gia của Hội Khoa học lịch sử và Hội Di sản văn hóa.

Sau khi các chuyên gia biên soạn xong tên đường nào thì phải thông qua Hội đồng đặt, đổi tên đường của TP.HCM, hội đồng sẽ bỏ phiếu đồng ý hoặc không, những tên nào đồng ý sẽ được đưa vào quỹ.

Và việc đặt, đổi tên đường trong thực tế (tức sử dụng quỹ tên đường này) sẽ bắt đầu từ cấp quận. Theo đó, quận sẽ khảo sát và đề xuất những tuyến đường đủ điều kiện đặt tên nhưng chưa có tên, hoặc những tuyến đường cần đổi tên chẳng hạn.

Đã có đường Trương Đình Hội ở quận 8, vậy đường Trương Đình Hợi ở quận 4 là sao? - Ảnh 3.

Đường Trương Đình Hội ở quận 8 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Tư, người từng tham gia Hội đồng đặt đổi tên đường của TP.HCM nhiều năm, cho biết chỉ có tên đường Trương Đình Hội đã đặt ở quận 8, chứ chưa hề có tên đường Trương Đình Hợi trong quỹ tên đường.

Như vậy, từ đâu xuất hiện tên đường Trương Đình Hợi bấy nay ở quận 4? Câu hỏi này còn đang để ngỏ.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, có những trường hợp các khu đô thị mới lập ra người ta cũng tự ý đặt tên đường, hoặc có những trường hợp tên đường được đặt không đúng quy trình. Khi đó, các ban ngành cũng khó nắm hết nên mới có chuyện "phát hiện" như đã thấy.

Trở lại với thực tế con đường Trương Đình Hợi, theo ý kiến của Hội Khoa học lịch sử thì phải thay bằng tên khác.

"Điều này sẽ có ảnh hưởng đến người dân đang sinh sống tại tuyến đường này. Và việc đặt tên mới cho đường này cũng phải làm lại các bước chặt chẽ theo Nghị định 91 của Chính phủ", ông Hoàng Nghị - trưởng phòng di sản Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM - chia sẻ.

Đường Trương Đình Hội, quận 8 nằm ở vị trí từ cầu Phú Định đến đường An Dương Vương. Đường này mới mở từ năm 1995, tên đường Trương Đình Hội đặt theo UBND TP.HCM ngày 13-7-1999.

Trương Đình Hội là ai?

Chưa rõ năm sinh - mất năm 1886. Ông là chí sĩ yêu nước, tên thật là Trần Ngọc Hội, quê làng Hà Trung - huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị.

Thuở nhỏ ông học ở Huế, lớn lên gia nhập quân đội dưới quyền của tướng Hoàng Tá Viêm (phò mã), tham gia nhiều trận đánh, được phong chức Chánh đội trưởng.

Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn, xuống chiếu Cần Vương kháng Pháp. Tại Quảng Trị, ông cùng các ông Trần Quang Chuyên, Hoàng Hoán, tiến sĩ Nguyễn Tự Như chiêu tập quân nghĩa dõng nổi lên hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi chống Pháp khắp tỉnh Quảng Trị.

Địa bàn và căn cứ chính của nghĩa quân hoạt động tại các phường Cam Lộ, Gio Linh, Ba Lòng... tiêu hao hết nhiều lực lượng địch.

Năm 1886, quân triều (Đồng Khánh) đổ quân ra bao vây và tấn công sơn phòng Tân Sở (nơi vua Hàm Nghi đặt bản doanh) và các vùng do nghĩa quân kiểm soát.

Trước lực lượng áp đảo, nghĩa quân Cần Vương do ông lãnh đạo thất bại nhiều trận. Ông tử thương trong trận. (theo sách Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001).

Theo Nghị định 91 của Chính phủ, quy trình đặt đổi tên đường bắt đầu từ việc biên soạn quỹ tên đường; thông qua các tên đường để đưa vào quỹ.

Sau đó các quận huyện có nhu cầu đặt tên đường sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và thể thao để khảo sát các tuyến đường có đủ điều kiện đặt tên nhưng chưa có tên, làm báo cáo đề xuất trình lên Hội đồng Đặt đổi tên đường, nếu hội đồng thống nhất, sẽ trình báo cáo cho UBND TP.HCM, UBND sẽ xin ý kiến Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.

Sau khi có ý kiến đồng ý của bộ, UBND TP.HCM sẽ chuyển cho Ban Đô thị TP.HCM thẩm định trước khi trình HĐND, để HĐND ra nghị quyết đặt đổi tên đường; cuối cùng UBND sẽ ra văn bản triển khai thực hiện nghị quyết đặt đổi tên đường ấy của HĐND.

Bỗng nhiên có đường Ngô Minh Dương, Hà Nội 'giật thót'!

TTO - Sau 'sự cố' một con đường chính quyền chưa đặt mà lại có biển tên Ngô Minh Dương, sáng 30-7, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội đã cấp tốc yêu cầu các quận, huyện rà soát, khẩn trương tháo dỡ hết các biển tên đường bị 'đặt trộm'.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar