13/11/2020 11:43 GMT+7

Đã có 'cách mạng' trồng rừng gỗ lớn

Q.NAM - N.LINH - D.HÒA
Q.NAM - N.LINH - D.HÒA

TTO - Một số địa phương chia sẻ rằng với cách trồng rừng mới - tạm gọi là 'cách mạng trồng rừng' - có thể hi vọng vào việc không chỉ đạt số lượng mà chất lượng rừng cũng tốt hơn.

Đã có cách mạng trồng rừng gỗ lớn - Ảnh 1.

Sau nhiều năm, những cây trầm gió của ông Đinh Xuân Niệm, Quảng Bình sắp cho thu hoạch - Ảnh: QUỐC NAM

Tại một vài địa phương ở Quảng Bình, dù chưa phải quá rầm rộ nhưng ba năm gần đây, người dân đã thay thế cây keo lai ngắn ngày bằng những rừng gỗ lớn.

Quảng Bình: dân tự trồng rừng gỗ lớn

Ông Mai Văn Minh, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình, cho biết đến thời điểm này trên toàn tỉnh đã trồng được hơn 4.000ha rừng gỗ lớn với Công ty lâm nghiệp Long Đại và Công ty lâm nghiệp Bắc Quảng Bình được lấy làm chủ lực. Ông Minh nói đây sẽ là hướng đi mới vô cùng có giá trị không chỉ với kinh tế mà quan trọng hơn là với môi trường tự nhiên.

Trước khi tỉnh này có chủ trương chuyển đổi việc trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn, nhiều người dân tại tỉnh này đã chủ động trồng rừng bằng các loại cây gỗ bản địa mang lại hiệu quả cao. 

Ông Ðinh Xuân Niệm ở xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa đang sở hữu một khu rừng trồng độc đáo và có giá trị với hơn 2.000 cây lim, 500 cây sưa, 500 cây vàng tim và 5.000 cây trầm gió cùng nhiều cây gỗ quý hiếm khác. 

Rừng lim của gia đình ông hiện nhiều cây đã có đường kính 0,4 - 0,5m. Ba năm nay, gia đình ông có thêm nguồn thu từ việc thu sản phẩm phụ của khu rừng, trong đó có nấm lim - sản phẩm dược liệu quý hiếm.

Hơn 20 năm trước, ông Ngô Văn Lý ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch cũng đã trồng rừng bằng giống cây dẻ và huỵnh. Khi ông Lý qua đời, con trai ông là Ngô Thế Anh tiếp tục phát triển rừng gỗ lớn của cha. 

"Giờ nhiều người đến mua gỗ huỵnh trong khu rừng của gia đình để về làm nhà hoặc đóng tàu thuyền, mỗi năm gia đình tôi xuất khoảng 100.000 cây huỵnh và sưa giống cho người trồng rừng ở các tỉnh" - anh Thế Anh cho biết.

Thừa Thiên Huế: khuyến khích trồng cây bản địa

Một số người dân tại tỉnh này thay vì chọn trồng keo ngắn tuổi đã chuyển sang trồng keo lâu năm hơn và được cấp chứng chỉ FSC (tiêu chuẩn rừng quốc tế do Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp). 

Ông Mai Ân (xã Phong Thu, huyện Phong Điền) cho biết trước đây ông có trồng hơn 2ha cây keo có chứng chỉ FSC và đã thu hoạch đợt đầu. Ông Ân nói rằng cây keo trồng có chứng chỉ FSC phải trồng từ 7-10 năm mới có thể thu hoạch nhưng bán cao gấp đôi so với cây keo trồng ngắn tuổi từ 4-5 năm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Ngọc Dũng, phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, cho biết hiện nay diện tích trồng keo, tràm trên địa bàn đang có xu hướng giảm dần. Một phần nguyên nhân là do tỉnh này đang thay đổi, vận động người dân chuyển từ trồng keo ngắn ngày sang trồng cây rừng bản địa như lim, chò, sao đen... 

"Chúng tôi đang tiếp tục triển khai việc trồng cây bản địa có hiệu quả kinh tế cao, góp phần hạn chế sạt lở ở sườn đồi, núi, phủ xanh tán rừng và có giá trị kinh tế có thể gấp 2, gấp 3, thậm chí 4 lần so với cây keo ngắn tuổi" - ông Dũng nói.

Nghệ An: hỗ trợ người dân trồng rừng gỗ lớn

Ông Nguyễn Văn Bằng - phó phòng sử dụng và phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An - cho hay từ năm 2016, UBND tỉnh Nghệ An đã có cơ chế chính sách hỗ trợ 50% giá cây giống keo lá tràm, keo tai tượng, sao đen (ươm bằng hạt hoặc nuôi cấy mô) đạt tiêu chuẩn cho hộ nông dân trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, hoặc cho thuê trong vùng quy hoạch sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Tỉnh cũng có cơ chế hỗ trợ 50% giá cây giống cây bản địa (lim xanh, lát hoa, trám) cho các hộ dân trồng rừng trên đất lâm nghiệp được giao, hoặc cho thuê trong quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn được phê duyệt.

Nhờ vậy, tính đến nay tổng diện tích rừng trồng kinh doanh gỗ lớn trên toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt hơn 9.000ha. "Rừng gỗ lớn sử dụng đa mục đích không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất..." - ông Bằng nói. 

Theo quy hoạch, đến năm 2025, Nghệ An sẽ có 18 huyện trồng 148.000ha gỗ lớn, trong đó diện tích chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ 19.000ha, rừng trồng mới 72.000ha, trồng lại 57.000ha.

Du lịch trồng cây, giữ rừng: 'Không tiếng súng, chim chóc cũng về nhiều hơn'

TTO - Yêu thiên nhiên và mong muốn mọi người hòa mình với thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường, chàng trai trẻ Nguyễn Trí Tâm (27 tuổi, Lâm Đồng) đã thực hiện dự án du lịch trekking trải nghiệm kết hợp trồng rừng.

Q.NAM - N.LINH - D.HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar