17/03/2025 12:12 GMT+7

'Đá bóng' trách nhiệm vụ cắt đất sân bay Buôn Ma Thuột cấp sai quy định

UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Cảng vụ Hàng không miền Nam xử lý việc cắt đất sân bay Buôn Ma Thuột cấp trái phép 40 năm trước, nhưng cảng vụ khẳng định không có thẩm quyền giải quyết.

Hàng chục hộ dân đã sống ổn định trong khu đất sân bay được cấp làm nhà ở, kinh tế vườn gần 40 năm nay. Hiện trạng khu đất các hộ dân nằm dọc đường Đam San, tách biệt với khu vực sân bay hiện tại - Ảnh: TRUNG TÂN

Ngày 17-3, thượng tá Nguyễn Trung Kiên - trưởng Công an xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột) - cho biết đã tiếp nhận thông tin người dân kiến nghị điều tra, xử lý vụ cắt đất sân bay Buôn Ma Thuột cấp trái phép từ năm 1985 - 1989.

Tỉnh đề nghị hủy quyết định cắt đất sân bay Buôn Ma Thuột, cảng vụ "đẩy bóng" trách nhiệm

Theo ông Kiên, đơn khiếu nại đã được chuyển từ Bộ Công an về Công an tỉnh Đắk Lắk, sau đó giao Công an xã Hòa Thắng xác minh nhân thân và nội dung vụ việc.

"Đây là vấn đề dân sự, không phát sinh mất an ninh trật tự. Việc tranh chấp đất đang do các cơ quan chức năng giải quyết", ông Kiên nói.

Trước đó, vào tháng 10-2024, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Cảng vụ Hàng không miền Nam, đơn vị được cấp "sổ đỏ" 256ha đất sân bay Buôn Ma Thuột, hủy các quyết định giao 4,4ha đất thuộc sân bay trái quy định giai đoạn 1985 - 1989 để thực hiện các quy trình tiếp theo. Tuy nhiên, đến nay cảng vụ chưa phản hồi.

Thời gian trước đó nữa, nhiều người dân ở thôn 8, xã Hòa Thắng đã gửi đơn lên Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng), khiếu nại quyết định ngày 14-2-2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Đó là quyết định yêu cầu cảng vụ hủy giá trị pháp lý của các quyết định giao đất trái thẩm quyền, đồng thời buộc các hộ dân phải tự giải tỏa tài sản, trả lại đất cho sân bay.

Người dân cho rằng quyết định này gây thiệt hại nghiêm trọng, bởi họ đã sinh sống ổn định suốt 40 năm, đất không tranh chấp và nằm tách biệt với sân bay hiện tại.

Người dân yêu cầu UBND tỉnh và sân bay Buôn Ma Thuột đưa ra giải pháp đảm bảo quyền lợi chính đáng.

Trả lời, Bộ Giao thông vận tải cho rằng các hộ dân liên quan cần làm việc với Cảng vụ Hàng không miền Nam và các cơ quan địa phương để xử lý diện tích 4,4ha này theo đúng quy định pháp luật. Bộ cũng yêu cầu cảng vụ phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk để giải quyết các vướng mắc.

Tuy nhiên, ông Trần Doãn Mậu - giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam lúc ấy - khẳng định cảng vụ không có thẩm quyền xử lý vấn đề đất đai từ gần 40 năm trước.

"Đơn vị chỉ tiếp quản và quản lý đất sân bay Buôn Ma Thuột từ ngày 21-7-2009", ông Mậu lý giải.

Trong phản hồi gần nhất, cảng vụ tiếp tục hướng dẫn người dân hỏi UBND tỉnh Đắk Lắk.

"Đơn vị ký sai phải hủy quyết định của mình"

Một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết diện tích 256ha đất sân bay Buôn Ma Thuột do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam giao ngày 7-6-1983.

Nhiều hộ gia đình đã sinh sống ở đây gần 40 năm, nay mới biết đất mình chồng lấn với sân bay - Ảnh: TRUNG TÂN

Tuy nhiên, trong giai đoạn 1985 - 1989, ông Vương Huy Thu - nguyên giám đốc sân bay Buôn Ma Thuột - đã tự ý giao 4,4ha đất trong khu vực sân bay cho các hộ dân làm kinh tế vườn, trái với quy định.

Đến ngày 21-3-1996, UBND tỉnh Đắk Lắk cấp "sổ đỏ" 256ha đất cho sân bay Buôn Ma Thuột theo đề nghị của đơn vị này, bao gồm cả phần 4,4ha đất đã giao sai thẩm quyền.

UBND tỉnh khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho sân bay là đúng quy định pháp luật. Từ năm 2006, tỉnh đã nhiều lần đề nghị Cảng vụ Hàng không miền Nam kiểm điểm trách nhiệm và hủy bỏ quyết định giao đất trái thẩm quyền, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng xử lý dứt điểm.

Theo UBND tỉnh, việc giao đất sai trước đây là quan hệ dân sự, đất đai giữa các bên liên quan, do đó các bên phải chủ động phối hợp giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nếu không thể tự thỏa thuận, vụ việc có thể được đưa ra tòa án để phân xử.

"Sân bay có quyết định cấp đất sai thì phải có trách nhiệm hủy bỏ và phối hợp với địa phương để giải quyết tranh chấp, rà soát quy hoạch, đảm bảo quyền lợi của người dân", vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

Thu hồi đất sân bay Buôn Ma Thuột cấp sai

Tỉnh Đắk Lắk yêu cầu ngành chức năng, địa phương, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thực hiện việc thu hồi đất sân bay Buôn Ma Thuột đã cấp sai gần 40 năm qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

TP.HCM dự kiến sẽ có khoản thu 52.599 tỉ đồng từ tiền sử dụng đất 9 dự án vừa được phê duyệt giá đất. Đây là mức thu tiền sử dụng đất 'khủng', khi các năm gần đây tiền sử dụng đất của cả TP chưa đạt 20.000 tỉ đồng cả năm.

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

Hà Nội miễn, giảm tiền thuê đất từ 15 - 30 năm đối với nhiều loại dự án

Các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, dạy nghề sẽ được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất.

Hà Nội miễn, giảm tiền thuê đất từ 15 - 30 năm đối với nhiều loại dự án

Vụ bao chiếm đất ở đặc khu Phú Quốc: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm

Liên quan vụ bà N.K.H. ở Dương Đông, đặc khu Phú Quốc có hành vi bao chiếm đất Nhà nước quản lý, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu lực lượng chức năng địa phương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Vụ bao chiếm đất ở đặc khu Phú Quốc: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Sau khi hợp nhất TP.HCM và Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục dùng bảng giá đất hiện hành của 3 địa phương tới hết năm 2025, sau đó sẽ ban hành bảng giá đất mới từ đầu năm 2026.

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Một phường ở Đà Nẵng công bố 3 đường dây nóng về an ninh, đất đai, xây dựng, giải quyết hồ sơ

Phường Quảng Phú, TP Đà Nẵng đã công bố đường dây nóng các lĩnh vực: an ninh, trật tự; đất đai, xây dựng và giải quyết hồ sơ.

Một phường ở Đà Nẵng công bố 3 đường dây nóng về an ninh, đất đai, xây dựng, giải quyết hồ sơ

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà

Đầu tháng 7, 6 hộ dân ở thôn An Lợi, xã Triệu Bình (Quảng Trị) đã nhận đất tái định cư sau hơn một năm sống tạm bợ trong trường học cũ do bị giải tỏa bởi dự án đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar