01/11/2017 15:48 GMT+7

Đã bắt được 2 xe 'cát tặc' phá Bảy Núi

BỬU ĐẤU - HẠNH NGUYỄN
BỬU ĐẤU - HẠNH NGUYỄN

TTO - Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài “'Cát tặc' phá nát Bảy Núi", cơ quan chức năng An Giang đã vào cuộc và Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) bắt quả tang 2 xe đang khai thác cát trộm ở khu vực này.

Đã bắt được 2 xe cát tặc phá Bảy Núi - Ảnh 1.

"Cát tặc" đang khai thác cát ở khu vực chùa Tà Miệt làm tan nát vườn tầm vông của người dân - Ảnh: BỬU ĐẤU cắt từ clip

Việc cán bộ có bao che hay không tôi chưa biết. Nhưng bây giờ mà họp đoàn liên ngành ra quân bắt khai thác cát thì các đối tượng đã biết. Họ không làm ban ngày, thay vào làm ban đêm hoặc giờ nghỉ nên rất khó bắt

Ông NGUYỄN HÙNG CƯỜNG (trưởng Phòng TN-MT huyện Tịnh Biên)

Ngày 1-11, trung tá Dương Thái Hải - trưởng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49), Công an tỉnh An Giang - cho biết sau khi tiếp nhận thông tin của Tuổi Trẻ về tình trạng khai thác cát trái phép ven triền núi ở 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn làm tan nát vùng Bảy Núi, ông đã trực tiếp chỉ đạo một đội công tác gồm 4 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường mật phục tại các điểm nóng khai thác cát.

Nhờ phản ánh của Tuổi Trẻ

Sau thời gian mật phục, PC49 đã bắt quả tang 2 xe tải và một máy Kobe do ông Hình Văn Thục (57 tuổi, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) điều khiển đang khai thác cát núi không phép ở khu vực Núi Dài, ấp Tà Miệt, xã Lương Phi và đưa 8m3 lên xe tải do Phạm Hoài Phong (20 tuổi, ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn) vận chuyển đi tiêu thụ.

PC49 đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện chờ xử lý.

"Ông này khai nhận đã khai thác cát vài năm. Nơi bị PC49 phát hiện ông Thục mới làm được hơn một tháng nay. Mỗi hố làm xong rộng hơn 5.000m2 gần khu vực núi" - một cán bộ PC49 nói.

Theo ông Hải, trách nhiệm chính trong vấn đề này là chính quyền địa phương, bởi họ khai thác cát và vận chuyển công khai mà không xử được. Còn việc có hay không cán bộ tiếp tay thì chưa thể nói được.

"Sau khi nhận phản ánh của báo Tuổi Trẻ, chúng tôi đã cử ngay lực lượng xuống điểm nóng khai thác cát ở khu vực Núi Dài đã bắt được 2 xe. Hiện đang tiếp tục củng cố hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 33.

Trong nghị định này quy định rõ ràng nếu khai thác trên 50m3 cát thì bị tịch thu phương tiện, còn dưới mức này chỉ xử phạt vi phạm hành chính và buộc giao trả cát lại hiện trạng ban đầu. Nếu khai thác cát gây hậu quả nghiêm trọng chết người thì mới xử lý hình sự" - ông Hải nói.

Trong năm 2017, PC49 đã trực tiếp phát hiện 4 vụ khai thác cát trái phép và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 21 triệu đồng. Kết hợp Sở TN-MT An Giang bắt quả tang 4 vụ, giao Thanh tra Sở TN-MT xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 135 triệu đồng, tịch thu một phương tiện.

Theo ông Hải, những trường hợp này chủ yếu là hộ có đất vườn kêu máy tới tận thu cát. PC49 đã yêu cầu Sở TN-MT tỉnh An Giang mời những hộ dân này lại yêu cầu họ làm cam kết không được phép khai thác nhưng họ vẫn lén lút.

Bức thiết nên làm liều

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hùng Cường - trưởng Phòng TN-MT huyện Tịnh Biên - cho biết thực tế báo Tuổi Trẻ nêu chính xác. Hiện vùng Tịnh Biên đang bị các đối tượng cấu kết khai thác cát lén lút nhiều nơi rất nham nhở.

Nguyên nhân chính do nhu cầu bức thiết của người dân về cát để xây dựng các công trình dân dụng lẫn các công trình trọng điểm của huyện. Nhiều đơn vị thi công bị áp lực về thời gian, tiến độ rất nhiều nên họ làm liều.

"Một số đối tượng dù bị bắt, xử phạt nhưng họ vẫn lén lút làm và canh chừng rất cẩn mật, muốn bắt rất khó. Giờ các chùa Khmer xây dựng, phật tử không cúng tiền mà chỉ cúng cát ở đất vườn họ rồi kêu chùa tự kiếm xe đến múc cát để xây dựng. Từ thực tế này đã xuất hiện nhiều hầm hố rất nham nhở ở huyện" - ông Cường nói.

Về dư luận cho rằng những nơi khai thác cát hiện nay đa số có cán bộ đứng phía sau, phải chăng một số địa phương đang bảo kê và ngó lơ, ông Cường nói: "Việc cán bộ có bao che hay không tôi chưa biết. Nhưng bây giờ mà họp đoàn liên ngành ra quân bắt khai thác cát thì các đối tượng đã biết".

"Họ không làm ban ngày, thay vào làm ban đêm hoặc giờ nghỉ nên rất khó bắt. Đúng là một số địa phương còn buông lỏng quản lý nên các đối tượng lợi dụng địa hình đồi núi vắng vẻ để khai thác cát trộm như hiện nay" - ông Cường giãi bày.

BỬU ĐẤU - HẠNH NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Theo Thủ tướng, việc miễn viện phí cho nhân dân được yêu cầu xác định lộ trình sớm nhất có thể.

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

UBND TP Nha Trang vừa trình phương án bố trí trụ sở làm việc của các phường mới. Hàng loạt trụ sở cơ quan tại trung tâm TP sẽ dôi dư khi sắp xếp các đơn vị hành chính thành 4 phường mới.

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Đà Nẵng đã có phương án sơ bộ bố trí 4 địa điểm làm chỗ ở cho cán bộ công chức Quảng Nam sau khi sáp nhập Đà Nẵng làm việc.

Đà Nẵng bố trí chỗ ở cho cán bộ Quảng Nam ra làm việc như thế nào?

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Thời gian gua, cơ quan chức năng TP.HCM đã liên tục kiểm tra cơ sở kinh doanh lòng heo ở các quận huyện nhưng không thấy sản phẩm lòng se điếu.

Chống buôn lậu, hàng giả: Khó lấy mẫu lòng se điếu; Nhà Đoàn Di Băng bán mặt hàng gì?

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt

Dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt sẽ khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư dự án.

Nhiều chính sách được đề xuất để thể chế hóa nghị quyết 68 mở rộng cho tư nhân làm đường sắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar