01/11/2017 09:22 GMT+7

'Cát tặc' phá nát Bảy Núi, chính quyền bảo khó bắt quả tang!

NHÓM PV TÂY NAM BỘ
NHÓM PV TÂY NAM BỘ

TTO - Trong khi hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ tại vùng Bảy Núi (An Giang), cả ban ngày lẫn lén lút khi đêm xuống, chính quyền địa phương dường như bất lực với lý do… khó bắt quả tang!

Cát tặc phá nát Bảy Núi, chính quyền bảo khó bắt quả tang! - Ảnh 1.

Khu vực hoạt động của nhóm “cát tặc” này lúc nào cũng có các đối tượng canh đường cho máy Kobe cạp cát đưa lên xe tải vận chuyển đi - Ảnh: BỬU ĐẤU cắt từ clip

Khi đến vùng Bảy Núi vào những ngày cuối tháng 10, chúng tôi phát hiện nhiều nhóm "cát tặc" hoạt động rầm rộ, sử dụng máy xúc và xe cơ giới đục khoét tan nát những chân núi, đất rừng và cả đất trồng cây ăn trái để lấy cát.

Phá núi giữa ban ngày

Trưa 27-10, khi đặt chân đến chân ngọn Ngọa Long Sơn (một trong những ngọn núi ở dãy Thất Sơn, An Giang), chúng tôi phát hiện ngay sát chân núi này là một cái hố rộng khoảng 7.000m2 với chiều cao bằng căn nhà 3 tầng do "cát tặc" đào khoét để lấy cát. 

Dưới lòng hố, 4 người đàn ông đang dùng xẻng xúc cát đưa lên xe tải biển số 67L-9237. 

Sau khi đầy cát, chiếc xe này ung dung di chuyển trên tuyến đường trung tâm thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn) với một đối tượng cảnh giới dẫn đường.

Ngược ra phía đường huyện 955B và một số tuyến đường khác ở thị trấn Ba Chúc, hàng loạt xe ben (biển số: 67M-0374, 67C-058.86, 67C-062.17...) công khai chở cát từ các mỏ khai thác trái phép đem bán cho một số công trình xây dựng trên địa bàn. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sát chân núi Ngọa Long Sơn có khoảng 10 mỏ khai thác cát trái phép (cả đang còn khai thác và ngưng khai thác) với tổng diện tích ước tính khoảng 50.000m2.

Bám theo xe ben 67C-058.86, chúng tôi phát hiện một quần thể gồm 3 mỏ cát trái phép nằm sát khu nhà bia lưu niệm Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tỉnh An Giang (chùa Tà Miệt trên, huyện Tri Tôn) với mật độ khai thác cát trái phép diễn ra với quy mô lớn hơn. 

Những vườn xoài, rừng tầm vông bị băm nát nham nhở. Để tránh bị bắt, "cát tặc" cho dựng chòi, cử người canh gác từ ngoài đường đến tận khu khai thác cát.

Vào vai lái buôn tầm vông, chúng tôi lọt vào ổ khai thác cát lậu này và được chứng kiến cảnh 2 máy xúc cỡ lớn đang múc cát lên 3 xe ben. 

Ba mỏ khai thác cát tại khu vực này có diện tích khoảng 25.000m2, chiều sâu bị đục khoét khoảng 10m xuống lòng đất. 

Khi phát hiện có người lạ, nhóm "cát tặc" liền gọi điện báo động toàn đường dây, máy xúc đồng loạt tắt máy và các xe ben cũng lần lượt tháo chạy khỏi mỏ cát lậu. Chúng tôi bị người cảnh giới đeo bám cho đến khi rời khỏi khu vực.

Ông Đạt - một chủ rừng tầm vông tại đây - cho biết mỏ cát này đã được khai thác từ 3 năm nay, mỗi ngày có hàng chục xe ben vào lấy cát bán cho những công trình xây dựng tại huyện Tri Tôn. 

"Mỗi xe cát có giá từ 300.000-700.000 đồng, tùy loại cát đẹp hay cát xấu pha lẫn đất" - ông Đạt tiết lộ. Chủ một công trình đang xây dựng trên đường huyện 955B cho biết mua cát từ 2 người tên Đơ (nguyên chủ tịch UBND xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) và Thòn.

 "Hai ông này là chủ hàng loạt mỏ cát ở các xã Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc, với đoàn xe ben lên đến 14 chiếc chuyên chở cát" - ông này cho biết.

Cát tặc phá nát Bảy Núi, chính quyền bảo khó bắt quả tang! - Ảnh 2.

Xe ben biển số 67L-9237 khai thác cát trái phép giữa ban ngày sát chân núi Ngọa Long Sơn, thuộc ấp Long Bình, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn - Ảnh: H.NGUYỄN

Đụng mặt "cát tặc" giữa đêm khuya

Trong khi đó, những tay "cát tặc" tại huyện Tịnh Biên hoạt động kín đáo hơn, chủ yếu từ đêm khuya đến tận sáng. 

Đội ngũ "cát tặc" ở đây rất manh động và hung hãn nếu phát hiện có người theo dõi, khai thác trái phép khoảng 7 mỏ với diện tích hàng chục ngàn mét vuông.

Qua tìm hiểu từ chính quyền địa phương, chủ nhiều mỏ khai thác cát trái phép tại địa phương này là ông Năm X., với dàn xe tải mang các biển số: 67M-1651, 67L-9013, 67C-6474... chuyên tham gia chở cát dưới chân núi Cấm (xã An Hảo) và núi Ngũ Hồ Sơn (xã An Phú). 

Trong đó, xe 67C-6474 là xe mang biển số giả và hoạt động rầm rộ nhất.

Đúng 12h khuya 27-10, đồng loạt các xe ben kể trên bắt đầu nổ máy hoạt động xuôi ngược qua thị trấn Nhà Bàn. 

Bám theo xe ben 67M-1651, khoảng 15 phút vòng vo qua con đường Ô Sâu không một bóng người, chúng tôi được chiếc xe trên dẫn đến chân núi Ngũ Hồ Sơn. 

Ngay tại nhánh rẽ lên ngọn núi này, "cát tặc" đã lập một chốt cảnh giới để các xe ben lén lút khai thác cát trái phép.

Chúng tôi tiếp tục bám theo chiếc xe ben 67M-1651 để tiếp cận mỏ cát trái phép ở lưng chừng núi Ngũ Hồ Sơn. 

Cách mỏ cát này khoảng 50m, thêm một căn chòi cảnh giới được dựng lên, có người và chó canh giữ. 

Phía bên trong mỏ, khoảng 10 người làm công đang hì hục xúc cát đưa lên 2 chiếc xe ben biển số 67M-1651 và 67C-6474.

Khoảng 2h sáng 28-10, đối tượng cảnh giới bắt đầu dẫn chó đi tuần tra dọc đường mòn và phát hiện có người lạ. 

Ngay lập tức, người này gọi điện báo động, nhóm nhân công và xe ben lấy cát đều rời khỏi hiện trường. Riêng nhóm cảnh giới không bỏ đi mà lập thành 3 chốt trên con đường độc đạo để tìm người.

Khi phát hiện chúng tôi ở chân núi, một tên cảnh giới liền áp sát buông lời hăm dọa: "Mày làm gì ở đây? Còn thằng nào trên núi? Tụi tao tìm được sẽ chém chết... Mày đi khỏi đây ngay". 

Chúng tôi buộc lòng phải bỏ đi. Riêng những phóng viên đang ghi nhận tại mỏ đành phải giấu mình trong vườn cây cho đến gần 5h sáng cùng ngày mới có thể rời khỏi khu mỏ, khi nhóm cảnh giới rút lui.

Khó phát hiện?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Dương - bí thư Đảng ủy xã An Phú (huyện Tịnh Biên) - thừa nhận địa phương có làm tờ trình xin được khai thác cát gò gần núi nhưng chưa được chấp thuận, trong khi bọn "cát tặc" lén lút khai thác cát vào ban đêm.

"Hoạt động khai thác cát tại khu vực núi Ngũ Hồ Sơn đều trái phép, nhưng bọn "cát tặc" cảnh giới rất cao nên khó bắt quả tang" - ông Dương nói.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - phó chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên - cũng khẳng định không có bất cứ giấy phép khai thác cát núi được cấp tại địa phương, đồng thời cam kết sẽ chỉ đạo Phòng TN-MT kiểm tra, xử lý.

Theo ông Phan Văn Sương - chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, địa phương này từng xử phạt ông Thòn và ông Đơ (chủ một số mỏ cát trái phép trên địa bàn) nhiều lần về hành vi khai thác cát trái phép với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác cát trái phép rất khó phát hiện do bọn "cát tặc" rất cảnh giác.

NHÓM PV TÂY NAM BỘ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông có biểu hiện bất thường mắc kẹt trên biển quảng cáo

Người đàn ông có biểu hiện bất thường leo lên biển quảng cáo cao khoảng 15m và mắc kẹt trên đó. May mắn lực lượng chức năng giải cứu kịp thời.

Người đàn ông có biểu hiện bất thường mắc kẹt trên biển quảng cáo

Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường

Đà Nẵng, Nghệ An và Lâm Đồng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường thuộc ba tỉnh này.

Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm

Chiều tối nay, cường độ bão số 2 (bão Danas) mạnh lên cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Dự báo bão có khả năng mạnh thêm trong 24 giờ tới.

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Trời mưa, đường trơn khiến hai xe tải đối đầu trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông qua Quảng Trị, rồi lao vào mái sân nhà dân ven đường.

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang đã kiến nghị UBND tỉnh này ưu tiên bố trí 1 triệu m3 đá để làm dự án, công trình phục vụ APEC 2027.

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar