06/08/2012 04:01 GMT+7

Cứu trẻ khỏi bọn buôn người

HẠNH NGUYÊN (Theo Guardian, Observer)
HẠNH NGUYÊN (Theo Guardian, Observer)

TT - Khoảng 200.000 đứa trẻ Ấn Độ rơi vào tay bọn buôn người hằng năm, nhiều em bị cha mẹ bán đi chỉ với giá khoảng 1.000 rupee (400.000 đồng) vì lý do “nghèo không nuôi nổi con”.

Phóng to
Những đứa trẻ được giải cứu trong một chiến dịch của tổ chức phi chính phủ - Ảnh: Observer

Một hôm, một nhóm buôn trẻ em đến làng. Họ ngã giá với những người lớn. Chỉ vài ngày sau, Azam cùng họ lên tàu đến Delhi. Ban đầu cậu bé khoái chí với vai trò “người kiếm cơm” cho cả nhà.

“Người kiếm cơm”

...Azam lên 7 tuổi khi mẹ cậu bé quyết định đã đến lúc cậu phải tự đi kiếm ăn. Nhà có ba “tàu há mồm”, trong khi người phụ nữ 30 tuổi này không có tiền bạc gì từ khi ông chồng bỏ đi biệt tích theo người phụ nữ khác. Làng Basagaon nằm ở nơi thâm sâu cùng cốc của Bihar, bang nghèo nhất Ấn Độ, chả ai thuê mướn, bói không ra việc gì làm. Hơn một nửa dân ở đây sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập chưa tới 22 rupee (5.000 đồng) mỗi ngày.

Azam làm trong một xưởng gia công nhựa, phân loại phế liệu từ 9g-22g. Cậu ở với một nhóm cùng tuổi trong một phòng nhỏ xíu. “Tất cả những gì chúng cháu làm chỉ là để tồn tại thôi. Hết ngày, tối leo lên giường và thấy nhớ làng mình khủng khiếp - Azam nói sau hai năm vật lộn ở Delhi - Cháu chờ đợi để nhận lương gửi về cho mẹ. Nhưng ông chủ không bao giờ đưa tiền. Đầu tiên ông ấy nói chờ vài ngày nữa, nhưng rồi cứ lơ đi ngày này qua tháng khác. Đến nay cháu chưa có đồng nào cả”. Azam muốn trốn đi nhưng không dám.

“Người đàn ông đưa cháu đến Delhi đã hỏi xin phép mẹ cháu, nên cháu nghĩ không thể quay về nhà được”. Còn mẹ cậu từ khi đưa con cho người khác cũng không bao giờ lo lắng xem con mình sống chết ra sao. “Chúng tôi không tiền, không có gì ăn. Tôi phải cho con tôi đi làm chứ, vì nó lớn tuổi nhất. Chúng tôi cần phải ăn. Nếu không, tôi có thể làm gì đây?”.

Những câu chuyện và những số phận như vậy không hiếm ở những vùng quê nghèo của Ấn Độ. Ước tính riêng ở New Delhi, 3/4 trong số hơn nửa triệu trẻ em đang phải lao động đều dưới 14 tuổi, nhiều đứa không còn nhớ quê hương bản quán. Các em là nạn nhân của những đường dây buôn người khắp Ấn Độ. Các em bị bắt cóc, bị lừa đảo, nhưng cũng có nhiều em bị cha mẹ bán đi với giá 1.000 rupee. Mỗi ngày các em phải làm tới 17 giờ. Sau giờ làm, chúng lại bị giữ như trong tù, 49 đứa trong căn phòng chật chội. Chúng ăn, ngủ, làm việc trong đó ngày này qua ngày khác.

Không ai nắm rõ quy mô ngành kinh doanh nô lệ trẻ em ở Ấn Độ, nhưng ước tính 150.000-200.000 trẻ em bị bán mỗi năm. Tháng 6-2012, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Ấn Độ vào danh sách trung tâm thế giới về nạn buôn bán trẻ em. Bộ Lao động nước này hứa sẽ đưa ra một luật mới, cấm mọi hình thức lao động trẻ em. Nhưng bà Gursharan Kaur, vợ Thủ tướng Manmohan Singh, nói để thay đổi thật sự và tận gốc thì người Ấn Độ cần thay đổi quan điểm của mình về lao động trẻ em. “Nếu ai cũng dứt khoát không nhận lao động trẻ em thì lúc ấy mới có thể tạo ra nhiều thay đổi. Những gia đình nghèo cho con đi làm để kiếm tiền. Bản thân gia đình các em còn không hiểu con cái mình có những quyền lợi gì cần được bảo vệ thì ai sẽ hiểu đây?”.

Những cuộc giải cứu

Không chờ các nhà chức trách, nhiều tổ chức phi chính phủ đã vào cuộc. Bachpan Bachao Andolan (Phong trào cứu tuổi thơ) là một ví dụ. Tháng trước, họ đã thực hiện các chuyến giải cứu trẻ em khi các em đang trên tàu Seemanchal Express ở bang Bihar đi hướng Delhi mà không có cha mẹ đi cùng. Bọn trẻ đến từ khắp nơi, nhưng bang Bihar là trung tâm trung chuyển, nơi cùng cực nhất của cả nước. Các nhân viên cứu hộ đã làm việc cả đêm, động viên những đứa bé, tìm lại địa chỉ cha mẹ chúng. Ngày hôm sau, cha mẹ chúng đến đón. Chỉ có vài khuôn mặt tỏ ra tươi tỉnh, còn nhiều người trông như vừa mất vé số trúng thưởng.

Những tay buôn người hứa với các ông bố bà mẹ là con họ sẽ kiếm được nhiều tiền, từ 700-3.000 rupee (240.000-1 triệu đồng)/tháng, và chúng có thể gửi về nhà.

Không có ông bố bà mẹ nào thừa nhận mình bán con lấy tiền, nhưng các nhà hoạt động xã hội cho biết giá trung bình là 1.000-3.000 rupee (400.000-1,2 triệu đồng). Các chương trình phúc lợi xã hội đưa đến tay người nghèo chả còn mấy đồng xu. Bởi vậy, khi những đứa trẻ được đưa về nhà, mọi thứ vẫn y nguyên. Gia đình không có tiền, không có ăn. Rốt cuộc bọn trẻ chỉ còn cách quay trở lại chỗ làm để tốt cho tất cả. Bởi vậy, những cuộc giải cứu giống như bắt cóc bỏ đĩa.

Hầu hết những đứa trẻ được cứu sẽ được trả về với cha mẹ. Những bậc cha mẹ như vậy sẽ được chính phủ trợ cấp 20.000 rupee để tìm kế sinh nhai, và một bức thư cảnh báo họ sẽ bị phạt tù nếu còn để con mình đi lao động.

Trong vụ những đứa trẻ được cứu trên tàu Seemanchal Express, 20 tên buôn người đã bị bắt. Nhưng chỉ vài tháng là nhiều lắm, chúng lại được tại ngoại, không bị ra tòa. Bởi vậy, ở Bihar, lại thêm nhiều đứa trẻ nữa bước chân lên tàu đi New Delhi...

HẠNH NGUYÊN (Theo Guardian, Observer)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng kinh tế Mỹ dần ấm lại, dự đoán suy thoái giảm

Khảo sát mới nhất của Wall Street Journal cho thấy dự đoán tăng trưởng kinh tế Mỹ tăng, khả năng suy thoái giảm và lạm phát thấp trong ba tháng qua.

Triển vọng kinh tế Mỹ dần ấm lại, dự đoán suy thoái giảm

Israel thừa nhận tên lửa lỗi, đánh trúng nhóm trẻ em ở Gaza

Quân đội Israel thông báo một tên lửa đã gặp trục trặc, đánh trượt mục tiêu vũ trang và trúng một nhóm thường dân khiến 6 đứa trẻ thiệt mạng.

Israel thừa nhận tên lửa lỗi, đánh trúng nhóm trẻ em ở Gaza

Đức kêu gọi EU sẵn sàng trả đũa thuế quan Mỹ

Phó thủ tướng Đức khẳng định nếu không thể thương lượng một giải pháp công bằng với Mỹ thì EU cần sẵn sàng có những động thái cứng rắn để bảo vệ người dân và doanh nghiệp châu Âu.

Đức kêu gọi EU sẵn sàng trả đũa thuế quan Mỹ

Nga nói giành được làng Karl Marx, Ukraine khẳng định đã diệt 'ổ mật vụ' giữa lòng Kiev

Quân đội Nga tiếp tục báo tin chiến thắng trên chiến trường Donetsk, trong khi Ukraine cũng khẳng định dập được "ổ mật vụ" hoạt động giữa lòng Kiev.

Nga nói giành được làng Karl Marx, Ukraine khẳng định đã diệt 'ổ mật vụ' giữa lòng Kiev

Có thực Thủ tướng Israel dọa sẽ tấn công Pakistan ngay sau Iran?

Sau cuộc xung đột với Iran từ giữa tháng 6, trên mạng xuất hiện một đoạn video phỏng vấn trong đó thủ tướng Israel đe dọa sẽ tước bỏ vũ khí hạt nhân của Pakistan.

Có thực Thủ tướng Israel dọa sẽ tấn công Pakistan ngay sau Iran?

Tư lệnh Thái Lan: Bangkok chưa bao giờ đóng các cửa khẩu biên giới với Campuchia

Tư lệnh Thái Lan khẳng định không đóng cửa khẩu với Campuchia, chỉ điều chỉnh giờ hoạt động vì lý do thực tế.

Tư lệnh Thái Lan: Bangkok chưa bao giờ đóng các cửa khẩu biên giới với Campuchia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar