11/11/2015 17:44 GMT+7

​Cứu sống mẹ con sản phụ bị nhau cài răng lược phức tạp

A LỘC
A LỘC

TTO - Ngày 11-11, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai phẫu thuật thành công, cứu sống mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Diễm Linh (40 tuổi, ấp An Bình, xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom) bị nhau tiền đạo cài răng lược xiên bàng quang hiếm gặp.

Chị Linh đã khỏe mạnh, đang được điều trị tại Khoa sản, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Ảnh: A Lộc

Trước đó, tối 8-11, bệnh viện tiếp nhận sản phụ Linh (mang thai 31 tuần) chuyển viện từ tuyến dưới lên trong tình trạng ngất xỉu, xuất huyết liên tục, phổi thở dốc, mạch và huyết áp bằng 0.

Ngay lập tức, kíp trực đã đưa chị Linh vào phòng mổ. Khi tiến hành phẫu thuật, phát hiện sản phụ bị tăng sinh mạch máu ở mặt trước tử cung nên chảy máu rất nhiều.

Các bác sĩ nhận định sản phụ bị nhau tiền đạo cài răng lược xiên bàng quang, nhau ăn xiên tử cung, không còn cơ tử cung và phá ra bàng quang. Vì vậy, bác sĩ phải cắt tử cung cho sản phụ, tiến hành cầm máu cùng lúc đưa đứa bé ra ngoài.

Tổng cộng, chị Linh được truyền 6 lít máu, trong đó có 1 lít từ gia đình bệnh nhân. Sau 4 giờ cấp cứu tích cực, ca mổ đã thành công tốt đẹp ngoài mong đợi, bé gái 2kg ra đời trong niềm vui vỡ òa của cả kíp mổ.

Bác sĩ Đinh Văn Sức, người trực tiếp mổ cho sản phụ Linh cho biết để ca mổ thành công như vậy, ngay khi nhận điện thoại thông báo từ Bệnh viện đa khoa huyện Trảng Bom về một ca bệnh rất nặng, bệnh viện đã điều động ê kíp gồm 15 y, bác sĩ các khoa gây mê, ngoại, niệu đạo, sản khoa, hồi sức... cùng lúc cấp cứu cho chị Linh.

Theo bác sĩ Sức, bệnh nhau cài răng lược rất khó phát hiện, siêu âm thường khó biết. Bệnh thường xảy ra ở các phụ nữ đẻ nhiều, lớn tuổi, có tiền sử bỏ thai và không khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ.

Bình thường, đối với những ca này bệnh viện thường chuyển lên Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) điều trị. Tuy nhiên, do sản phụ Linh bị xuất huyết quá nhiều, không thể để lâu nên bệnh viện buộc phải tiến hành phẫu thuật cho chị.

Sau ca mổ, bé rất yếu, không cất tiếng khóc ngay được do mẹ đã mất máu nhiều, thiếu oxy. Do đó, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức cho bé và chuyển bé về Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục điều trị. Đến nay, sức khỏe của mẹ và con chị Linh đều đã ổn định.

A LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar