09/12/2021 21:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn 'phản bác' kết luận giám định ra sao?

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP
TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

TTO - Tại tòa vào cuối chiều 9-12, các luật sư đặt nhiều câu hỏi cho giám định viên và các bị cáo về kết luận giám định. Cựu giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho rằng kết luận giám định không phù hợp quy định pháp luật.

Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn phản bác kết luận giám định ra sao? - Ảnh 1.

Ông Trần Trọng Tuấn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo đó, kết luận giám định của Bộ Xây dựng cho rằng trường hợp SAGRI chưa hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thì dự án tại phường Phước Long B, quận 9 chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng theo điều 49 Luật kinh doanh bất động sản.

Quyết định số 6077 về chấp thuận chuyển nhượng dự án phát triển khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 chưa đầy đủ các nội dung như: nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án... theo nghị định số 76/2015.

Việc chuyển nhượng không tiến hành đấu giá để xác định giá thị trường là không tuân thủ theo điều 29, điều 38 nghị định số 91/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn tài sản tại doanh nghiệp và điều 31 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Trong phiên tòa trước đó, ông Trần Trọng Tuấn cho rằng kết luận giám định này không phù hợp với quy định pháp luật và nếu sử dụng kết luận giám định này để giải quyết vụ án thì không đúng quy định pháp luật.

Cụ thể, về vấn đề đấu giá dự án, ông Tuấn cho rằng điều 29 nghị định 91/2015 quy định về việc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước. Còn điều 38 quy định về việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều 29 và điều 38 nằm trong mục quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tức là nếu SAGRI đầu tư dự án này mà thành lập pháp nhân mới là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thì khi chuyển nhượng vốn ra khỏi doanh nghiệp phải đấu giá cổ phần hoặc cổ phiếu, nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn thì phải thực hiện theo Luật doanh nghiệp.

Trong vụ án này, SAGRI thực hiện dự án bằng hình thức hợp tác kinh doanh do SAGRI làm chủ đầu tư, không thành lập pháp nhân mới. Do đó, việc chuyển nhượng dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, xem xét dự án này có đủ điều kiện chuyển nhượng không.

Nếu cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng tức là cho phép thay đổi chủ đầu tư. Sau đó các bên mới thực hiện các thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Về chủ trương chuyển nhượng dự án, SAGRI đã được UBND TP phê duyệt dự án tái cơ cấu. Đề án tái cơ cấu này xác định SAGRI chỉ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, không kinh doanh bất động sản nên SAGRI phải chuyển nhượng vốn. Điều này không phụ thuộc vào việc có ban hành đề án đối với các giai đoạn sau hay không. Vì giai đoạn sau đó SAGRI không kinh doanh bất động sản.

"Bản chất là SAGRI phải chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp nhưng dự án này không phải đầu tư cho một pháp nhân mới, mà thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh do SAGRI làm chủ đầu tư. Để chuyển nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển nhượng dự án trước, chấm dứt quyền và nghĩa vụ, lúc đó mới có địa chỉ để chuyển nhượng vốn. Vốn này là giá trị quyền sử dụng đất và vốn đầu tư trên đất" - ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Tuấn cho rằng trong vụ án này có sự bất cập trong nhận thức áp dụng pháp luật. Luật kinh doanh bất động sản và Luật quản lý vốn nhà nước cùng được ban hành trong 1 năm nhưng khi xử lý vấn đề chuyển nhượng vốn, dự án bất động sản của doanh nghiệp nhà nước thì không có quy định.

Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng theo điều 49 Luật kinh doanh bất động sản, điều kiện tiến độ hạ tầng kỹ thuật chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, chứ không áp dụng với dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở. Đồng thời, điều này cũng không quy định về nghĩa vụ tài chính khi xem xét thẩm định, chuyển nhượng dự án bất động sản.

Ông Trần Vĩnh Tuyến: 'Không có chuyện biết sai mà vẫn ký'

TTO - Trả lời tại tòa chiều 9-12, ông Trần Vĩnh Tuyến - cựu phó chủ tịch UBND TP - cho rằng ông thấy mình thiếu trách nhiệm do không thể đọc hết kết luận thanh tra SAGRI mà giao văn phòng UBND TP rà soát chứ không phải 'biết sai mà vẫn ký'.

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xác minh clip người đàn ông đánh dã man hai thiếu niên ở phường Tân Thới Hiệp

Ngày 4-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi cảnh người đàn ông đánh tới tấp hai thiếu niên trong quán Internet ở phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM). Hiện tại công an đang xác minh, mời những người liên quan lên làm việc, điều tra.

Xác minh clip người đàn ông đánh dã man hai thiếu niên ở phường Tân Thới Hiệp

Vụ án đánh bạc nghìn tỉ có cựu phó chủ tịch Phú Thọ: Những doanh nghiệp nào liên quan?

Công ty Việt Hải Đăng đã ký kết hợp đồng quản lý, vận hành King Club với Công ty HS Development Việt Nam. Tuy nhiên để tăng doanh thu, hai công ty này để người Việt Nam vào King Club chơi.

Vụ án đánh bạc nghìn tỉ có cựu phó chủ tịch Phú Thọ: Những doanh nghiệp nào liên quan?

Khen thưởng công an vụ bắt người đàn ông 5 ngày gây ra 7 vụ cướp điện thoại của phụ nữ

Đại tá Phan Văn Lý - phó giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình - vừa trao thưởng cho Công an phường Trường Thi đã có thành tích nhanh chóng triệt phá vụ người đàn ông gây ra 7 vụ cướp điện thoại của phụ nữ chỉ trong 5 ngày.

Khen thưởng công an vụ bắt người đàn ông 5 ngày gây ra 7 vụ cướp điện thoại của phụ nữ

Cựu phó chủ tịch Phú Thọ cùng 140 người bị truy tố trong vụ án đánh bạc 2.600 tỉ đồng

Cựu phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ, cựu bí thư Thành ủy TP Hòa Bình cùng nhiều doanh nhân, công chức, người nước ngoài bị cáo buộc tham gia đánh bạc, tổ chức đánh bạc với số tiền 2.600 tỉ tại King Club, tầng 1 khách sạn Pullman.

Cựu phó chủ tịch Phú Thọ cùng 140 người bị truy tố trong vụ án đánh bạc 2.600 tỉ đồng

Từ Tam Thái Tử, Kim Sa, 29 người Việt được đưa về nước sau thời gian làm trong 'công ty lừa đảo'

Trong số 38 công dân vừa được đưa về Việt Nam có 29 người đang làm việc tại các 'công ty lừa đảo' như Tam Thái Tử, Kim Sa, Venus...

Từ Tam Thái Tử, Kim Sa, 29 người Việt được đưa về nước sau thời gian làm trong 'công ty lừa đảo'

Bắt nghi phạm đột nhập, kề dao vào cổ phụ nữ cướp tài sản lúc rạng sáng

Nghi phạm sau khi đột nhập nhà người dân, kề dao vào cổ nữ chủ nhà để cướp tài sản đã mang số tiền cướp được đi chôn giấu.

Bắt nghi phạm đột nhập, kề dao vào cổ phụ nữ cướp tài sản lúc rạng sáng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar