08/12/2021 19:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn khẳng định có chứng cứ không vi phạm

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP
TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

TTO - Bị truy tố về hành vi ký đề xuất trình UBND TP.HCM cho SAGRI chuyển nhượng dự án khu nhà ở Phong Phú cho Tổng công ty Phong Phú trái pháp luật, ông Trần Trọng Tuấn, cựu giám đốc Sở Xây dựng, nói ông có đủ chứng cứ chứng minh không vi phạm.

Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn khẳng định có chứng cứ không vi phạm - Ảnh 1.

Ông Trần Trọng Tuấn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyển nhượng dự án chưa đảm bảo công khai, minh bạch

Chiều 8-12, phiên tòa xét xử 19 bị cáo trong vụ sai phạm chuyển nhượng dự án trái luật xảy ra tại SAGRI tiếp tục phần xét hỏi.

Ông Trần Trọng Tuấn, cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, bị Viện KSND tối cao truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo cáo trạng, việc chuyển nhượng dự án của SAGRI phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường, tiến hành đấu giá và các quy định pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản; dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng.

SAGRI chưa xây dựng đề án tái cơ cấu, chưa có phương án thoái vốn tại dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B trình UBND TP.HCM là cơ quan đại diện chủ sở hữu để phê duyệt.

Đồng thời, Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính TP.HCM có ý kiến trả lời về trường hợp chuyển nhượng dự án của SAGRI phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; pháp luật về đất đai…

Ông Tuấn biết rõ nhưng vẫn ký tờ trình đề xuất chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 cho Tổng công ty Phong Phú trái quy định pháp luật.

Bản chất việc chuyển nhượng này là chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản kèm theo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, đây cũng là hình thức chuyển nhượng phần vốn góp ra bên ngoài của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Do vậy, việc chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú là chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.

Đồng thời, việc không giao SAGRI thực hiện xác định giá trị phần tài sản hình thành từ vốn góp theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng làm căn cứ xác định giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của SAGRI và không đưa ra đấu giá là chưa đảm bảo nguyên tắc thị trường.

Cáo trạng đánh giá đây là cơ sở để ông Lê Tấn Hùng và đồng phạm làm thủ tục chuyển nhượng dự án trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 672 tỉ đồng.

Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn khẳng định có chứng cứ không vi phạm - Ảnh 2.

Dự án nhà ở Phong Phú tại phường Phước Long B, quận 9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Chúng tôi có chứng cứ khẳng định không vi phạm"

Tại tòa, ông Tuấn cho rằng ông không phạm tội như cáo trạng nêu và đề nghị HĐXX xem xét khách quan, đầy đủ, toàn diện để đánh giá chứng cứ, xác định ông có tội hay không có tội.

"Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định có 3 sai phạm chính trong vụ án này. Tuy nhiên, với 3 hành vi mà cáo trạng cho rằng đó là sai phạm chính thì chúng tôi có những chứng cứ pháp lý và căn cứ quy định pháp luật để khẳng định chúng tôi không vi phạm", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết từ 10-1-2013 đến 25-4-2019, ông là giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM và được giao nhiệm vụ làm chủ tịch hội đồng thẩm định của TP về chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp để tham mưu cho chủ tịch UBND TP cho phép hay không cho phép chuyển nhượng dự án theo Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 và Nghị định 76/2015.

Theo ông Tuấn, dự án đầu tư phát triển nhà ở ở phường Phước Long B, quận 9 do SAGRI đầu tư cũng là dự án bất động sản, thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở Xây dựng TP.HCM.

Khoảng tháng 4-2017, Sở Xây dựng TP.HCM nhận hồ sơ xin chuyển nhượng dự án của SAGRI. Sau khi văn phòng nhận hồ sơ thì tự động chuyển cho các phòng chuyên môn, trong trường hợp này là phòng phát triến nhà và thị trường bất động sản, trưởng phòng là ông Phan Trường Sơn.

Sau đó, tổ thư ký họp và trình lên hội đồng thẩm định. Chủ tịch hội đồng sẽ căn cứ ý kiến của các thành viên trong hội đồng và quy định pháp luật để kết luận dự án có đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chuyển nhượng theo Luật kinh doanh bất động sản.

Ông Tuấn cho biết trong cuộc họp của hội đồng, tổ thư ký phát phiếu ý kiến và thành viên hội đồng ghi ý kiến chứ không phải là phiếu biểu quyết.

"Đối với hồ sơ xin chuyển nhượng dự án của SAGRI, sau này khi xem lại các phiếu ý kiến đó, thì có 2 ý kiến ghi "đề nghị thực hiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật khác có liên quan" và phiếu thứ 2 ghi "thống nhất chuyển nhượng và đề nghị lấy ý kiến thêm của Sở Tài chính", chứ không có ý kiến nào ghi là không thống nhất.

Trong cuộc họp, thành viên hội đồng đã họp thống nhất chuyển nhượng và tôi cũng đã kết luận. Còn phiếu ý kiến là ghi lại để làm cơ sở đối chiếu sau này", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn nói thêm khi họp hội đồng thẩm định thấy đủ điều kiện chuyển nhượng. Tuy nhiên, do SAGRI là doanh nghiệp nhà nước, liên quan đến chuyển nhượng vốn nhà nước ra ngoài doanh nghiệp nên hội đồng đã hỏi ý kiến Sở Tài chính dưới góc độ quản lý vốn Nhà nước xem có vướng mắc gì không. Sau đó, ông Tuấn mới ký đề xuất trình UBND TP.

Ông Tuấn mong HĐXX đánh giá, làm rõ các vấn đề cáo trạng nêu như SAGRI chưa có đề án tái cơ cấu, chưa trình phương án thoái vốn cho UBND TP, chuyển nhượng phải đấu giá, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi tăng diện tích đất ở biệt thự… để đánh giá đúng bản chất vụ án.

Xét xử vụ SAGRI dù vắng 2 bị cáo

TTO - Sau 2 ngày tạm dừng, sáng nay 8-12, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa xét xử 19 bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI). HĐXX quyết định xét xử vắng mặt 2 bị cáo Hồ Văn Ngon và Nguyễn Thị Tuyết Mai.

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Gia đình tôi có người bị hại trong vụ án hình sự, nay người phạm tội đã đi tù, vậy làm sao nhà tôi nhận được tiền bồi thường?

Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an xác định nhóm giang hồ do Nguyễn Công Huân cầm đầu móc nối một số nghi phạm hình sự phức tạp, hoạt động cho vay lãi nặng, mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mua bán ma túy.

Triệt phá nhóm giang hồ cho vay lãi nặng hoạt động ở Tiền Giang, thu giữ nhiều súng đạn

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Sở Y tế TP.HCM cho hay, trong năm 2024, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc, 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu và ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Ngày 18-5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam/tạm giữ hình sự 11 người để điều tra về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, “mua bán trái phép chất ma túy”, “sản xuất, buôn bán hàng cấm”.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng chục tấn ‘khí cười’

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội "cưỡng đoạt tài sản" theo khoản 4 điều 170 Bộ luật Hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.

Vụ 'Cây chổi vàng': Những bị can nào bị truy tố theo khung từ 12-20 năm tù?

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar