16/05/2016 09:52 GMT+7

Cựu điệp viên CIA thừa nhận liên quan vụ bắt ông N.Mandela

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Lời thú nhận của cựu điệp viên CIA khẳng định những nghi ngờ suốt vài chục năm qua của Đảng Quốc dân đại hội dân tộc Phi (ANC).

Ông Nelson Mandela - Ảnh: Independent

Theo Independent, một nhà cựu ngoại giao Mỹ từng làm gián điệp cho Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã thừa nhận ông từng tiết lộ thông tin tình báo dẫn tới vụ bắt giữ tổng thống Nam Phi Nelson Mandela năm 1962.

Cụ thể, tờ Sunday Times nêu rõ tên cựu quan chức ngoại giao kiêm gián điệp này là ông Donald Rickard. Thông tin được ông Rickard, cựu phó lãnh sự quán Mỹ ở Durban, tiết lộ với nhà làm phim người Anh John Irvin trong một đoạn phỏng vấn có ghi băng.

Ông Rickard cho biết lúc đó phía Mỹ coi ông Nelson Mandela là “người cộng sản nguy hiểm nhất thế giới bên ngoài Liên bang Xô viết” và sẽ là người thúc đẩy một cuộc nổi loạn chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid, mở đường cho Liên bang Xô viết can thiệp vào tình hình.

Ông Rickard nói: “Nếu người Xô viết can thiệp, nước Mỹ sẽ phải liên đới, và mọi thứ rất có thể sẽ rất tệ hại. Chúng tôi đã ở mấp mé bên bờ vực của điều đó và cần phải ngăn chặn nó. Điều này có nghĩa cần phải chặn ông Mandela lại. Và tôi đã đặt dấu chấm cho việc đó”.

Khi ông Mandela bị bắt, ông Rickard đóng giả làm một tài xế ở Durban.

Sau hai tuần tiết lộ thông tin giống như một “quả bom nổ” này, người ta cho biết ông Rickard đã chết.

Việc ông Rickard, một cựu quan chức ngoại giao kiêm gián điệp CIA, thừa nhận có liên quan tới sự kiện tổng thống Nelson Mandela bị bắt giữ năm 1962 làm dấy lên yêu cầu CIA phải công khai thêm những liên quan của họ trong vụ việc, đồng thời cả mối quan hệ giữa họ với chính phủ thực thi chế độ apartheid ở Nam Phi.

Ông Nelson Mandela đọc bài phát biểu vào đầu những năm 1960 (ảnh tư liệu) - Ảnh: Independent

Ông Mandela được bầu làm tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi từng phải ngồi tù trong gần 28 năm vì những nỗ lực đấu tranh chống lại sự thống trị của những người da trắng thiểu số tại đất nước ông.

Tháng 8-1962, khi ông Mandela bị bắt cũng là thời điểm cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô đang ở giai đoạn đỉnh điểm.

Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan đã đưa ANC vào danh sách theo dõi khủng bố những năm 1980, và ông Mandela bị bắt buộc phải được sự cho phép đặc biệt để có thể tới Mỹ trong và sau khoảng thời gian 1994-1999, giai đoạn nắm quyền tổng thống của ông.

Năm 2008 rốt cuộc ông Mandela cũng đã được rút khỏi danh sách này. 

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Ngày 7-7 Tổng thống Trump nói có thể linh hoạt trong đàm phán thương mại với các quốc gia dù đe dọa áp thuế từ 1-8.

Ông Trump: Thời hạn áp thuế 1-8 'không chắc chắn 100%'

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Một video lan truyền trên mạng ghi lại cảnh một bé gái bị cho là đã gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "nỗi ô nhục của thế giới", nhưng sự thật có phải như vậy?

Sự thật về video chỉ trích của một bé gái với ông Trump gây xôn xao

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine dù trước đó Nhà Trắng tạm hoãn chuyển giao một số vũ khí.

Ông Trump nói Mỹ sẽ gửi thêm vũ khí cho Ukraine

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

Video đưa tin Ngoại trưởng Ấn Độ nói Pakistan bắn rơi ba tiêm kích Rafale trong chiến dịch Sindoor hồi tháng 5 thu hút chú ý dư luận.

Ngoại trưởng Ấn Độ thừa nhận Pakistan đã tiêu diệt 3 tiêm kích Rafale?

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết

Hội nghị BRICS tại Brazil thể hiện nỗ lực của nước chủ nhà thúc đẩy phát triển công bằng, bao trùm và củng cố chủ nghĩa đa phương.

BRICS kế thừa Phong trào không liên kết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar