24/03/2010 15:25 GMT+7

Cựu chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee trở lại

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TTO - Sau hai năm ẩn dật do xìcăngđan quỹ đen và trốn thuế, cựu Chủ tịch tập đoàn Samsung Electronics Lee Kun-Hee đã quay trở lại nắm quyền điều hành Samsung trong thời điểm hãng này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt.

Phóng to
Ông Lee Kun-Hee được kỳ vọng sẽ giúp Samsung tìm chiến lược dài hạn - Ảnh: AFP

Hãng tin AFP cho biết ông Lee Kun-Hee, 68 tuổi, khẳng định Samsung cần nỗ lực tiến tới nếu không sẽ phải đối mặt với tương lai u ám.

“Chúng ta đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng”, ông Lee Kun-Hee cảnh báo. “Các công ty hàng đầu thế giới đang sa sút. Chúng ta không biết được điều gì sẽ xảy ra với Samsung. Rất có thể sau 10 năm nữa, mọi sản phẩm Samsung sẽ biến mất trên thị trường. Chúng ta không có nhiều thời gian, cách duy nhất là tiến về phía trước”.

Giới doanh nhân Hàn Quốc chào đón nồng nhiệt sự trở lại của ông Lee Kun-Hee. “Sự trở lại của ông ấy sẽ có tác động tốt tới nền kinh tế Hàn Quốc”, AFP dẫn lời ông Lee Hyun-Seok, giám đốc Phòng Công thương Hàn Quốc, khẳng định.

Theo Reuters, sau khi có tin ông Lee trở về, giá cổ phiếu Samsung đã tăng 1,2%.

Theo AFP, năm ngoái Samsung đã phục hồi mạnh mẽ với doanh số lên đến 121 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện Samsung cũng như các công ty Hàn Quốc khác đang phải đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội của các công ty Trung Quốc, trong khi tình hình tài chính toàn cầu vẫn bất ổn.

Trong 20 năm dưới sự lãnh đạo của ông Lee Kun-Hee, tập đoàn Samsung đã phát triển như vũ bão, và trở thành nhà sản xuất chip vi tính lớn nhất thế giới, và nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới.

Tháng 4-2008, ông từ chức sau bị buộc tội trốn thuế và bội tín. Ông bị tình nghi dính líu đến vụ các quan chức Samsung lập quỹ đen, và lập giao kèo cho con cháu ông Lee cổ phần lớn hơn trong Samsung.

Ông được xóa tội bội tín, nhưng bị kết án trốn thuế, và lĩnh án tù treo ba năm và phải đóng khoản phạt 109 triệu USD.

Cuối tháng 12-2009, Tổng thống Hàn Quốc miễn xá cho ông Lee Kun-Hee và chỉ định ông vào Ủy ban Olympic quốc tế để giúp Hàn Quốc trong chiến dịch trở thành nước chủ nhà Thế vận hội mùa đông 2018.

HIẾU TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan bắt 17 người với cáo buộc cẩu thả gây chết người trong vụ tòa nhà sập vì động đất

Các điều tra viên cảnh sát Thái Lan phát hiện thiết kế của tòa nhà đã vi phạm các tiêu chuẩn an toàn, với các lỗi kết cấu ở trục thang máy lõi, cùng bê tông và thép không đạt chuẩn.

Thái Lan bắt 17 người với cáo buộc cẩu thả gây chết người trong vụ tòa nhà sập vì động đất

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Nga - Ukraine bắt đầu đàm phán: Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ chúc Nga, Ukraine 'may mắn'

Vào khoảng 17h (giờ Việt Nam) ngày 16-5, Hãng tin Reuters cập nhật phái đoàn Nga - Ukraine đã bắt đầu cuộc họp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga - Ukraine bắt đầu đàm phán: Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ chúc Nga, Ukraine 'may mắn'

Giáo hoàng nhận mình là 'hậu duệ của người nhập cư', kêu gọi lòng trắc ẩn với người xa quê

Vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên này cũng từng lên tiếng chỉ trích quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về người nhập cư trên mạng xã hội.

Giáo hoàng nhận mình là 'hậu duệ của người nhập cư', kêu gọi lòng trắc ẩn với người xa quê

Múa hất tóc Al-Ayyala đón Tổng thống Trump là di sản văn hóa phi vật thể nổi bật ở UAE

Văn hóa truyền thống của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là sự kết hợp tinh tế giữa bản sắc Ả Rập, Hồi giáo và nhịp sống hiện đại vùng Vịnh.

Múa hất tóc Al-Ayyala đón Tổng thống Trump là di sản văn hóa phi vật thể nổi bật ở UAE

Ukraine và Nga gửi ai đến đàm phán ở Istanbul?

Cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine tại Istanbul đang thu hút sự quan tâm lớn về thành phần đại biểu của mỗi bên.

Ukraine và Nga gửi ai đến đàm phán ở Istanbul?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar