22/03/2025 11:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cương quyết không để dạy thêm tràn lan

Sáng 21-3, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm theo thông tư 29 trên địa bàn TP.HCM.

Cương quyết không để dạy thêm tràn lan - Ảnh 1.

Ông Trịnh Vĩnh Thanh, trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho rằng áp lực thi cử, thành tích là nguyên nhân khiến học sinh phải đi học thêm dù nhiều khi không muốn - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Ông Phạm Ngọc Thưởng, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thông tin TP.HCM là địa phương thứ 6 mà bộ đi kiểm tra về công tác quản lý dạy thêm, học thêm. Trước đó, Bộ GD-ĐT đã đi kiểm tra tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, Bắc Giang, Thái Bình.

Những vướng mắc dạy thêm cần tháo gỡ

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trước khi thông tư 29 có hiệu lực, các cơ sở dạy thêm ở TP.HCM hoạt động khá phức tạp, đa dạng. Có nơi thầy cô dạy tự phát, tự mở lớp dạy thêm tại nhà hoặc thuê mượn địa điểm. Việc kiểm tra vẫn chưa bao quát dẫn đến tình trạng có nơi lớp học quá tải, địa điểm tổ chức không đảm bảo về giao thông, phòng cháy chữa cháy...

"Từ khi thông tư 29 ra đời, UBND TP.HCM đã quan tâm chỉ đạo triển khai thông tư. Các cấp chính quyền hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ tình hình dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Công tác truyền thông được thực hiện tốt. Giáo viên, cha mẹ học sinh và dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình" - ông Quốc nói.

Tuy nhiên, ông Quốc cũng nêu một số khó khăn như chưa có các văn bản cụ thể hướng dẫn tiêu chí để kiểm tra cơ sở dạy thêm đủ điều kiện hoạt động; xử phạt vi phạm của cá nhân, tổ chức; vẫn còn một số trường hợp học sinh và phụ huynh chưa thật sự hiểu rõ về nội dung thông tư 29 nên chưa đồng tình, họ cho rằng việc cấm giáo viên không được dạy thêm cho học sinh chính khóa là làm mất cơ hội học tập, học sinh không được học với giáo viên giỏi...

"Ngoài ra hiện vẫn chưa có hướng dẫn xác định một số nội dung giáo dục có được xem là hoạt động dạy thêm hay không, như giảng dạy STEM, CLB toán học, công dân số" - ông Quốc nêu ý kiến.

Tương tự, bà Lê Thị Bình, trưởng Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận, cũng cho hay: "Thời gian qua, chúng tôi đã yêu cầu các nhà trường lập danh sách giáo viên có dạy thêm ngoài nhà trường và danh sách học sinh chính khóa của từng giáo viên để kiểm tra. 

Nhưng trên thực tế có vấn đề là thông tư 29 không cho phép giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa. Nếu dạy thì không được thu tiền. Tôi cũng là phụ huynh và tôi hiểu tâm lý phụ huynh, chắc chắn phụ huynh sẽ tìm cách khác để gửi lại cho thầy cô của con mình. Với trường hợp này thì kiểm tra như thế nào?".

Học thêm vì áp lực thi cử

Ông Trịnh Vĩnh Thanh, trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho rằng để thông tư 29 đi vào cuộc sống và dư luận đồng tình thì việc quan trọng nhất là công tác tuyên truyền. Sở dĩ phụ huynh cho con đi học thêm vì áp lực thi cử, thành tích. Thật ra, cả phụ huynh và học sinh đều không muốn đi học thêm vì quá mệt mỏi. Nhưng họ lo sợ nếu không đi học thêm thì sẽ không thể thi đậu.

"Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Đề thi, đề kiểm tra phải phù hợp, vừa sức, không đánh đố học sinh. Nếu làm được điều này thì học sinh sẽ không cần đi học thêm nữa" - ông Thanh đề nghị.

Ông Nguyễn Thanh Tòng, hiệu trưởng Trường THPT Tân Túc, thay mặt hiệu trưởng các trường THPT thuộc cụm chuyên môn 4 (quận 6, quận 11, Bình Tân, Bình Chánh), cho biết trước đây phụ huynh hay vào trường phản ánh việc giáo viên ép học sinh học thêm. Từ khi có thông tư 29 thì tình trạng này không còn nữa. Đây được xem là một kết quả tích cực, khả quan.

"Tuy vậy việc Bộ GD-ĐT quy định việc dạy thêm trong nhà trường không được quá 2 tiết/tuần là chưa phù hợp. Ví dụ như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nếu chỉ bồi dưỡng 2 tiết/tuần là quá ít. Chưa kể một số thầy cô còn dạy cả thứ bảy, chủ nhật cho học sinh giỏi với mong muốn học sinh của mình đạt kết quả tốt hơn. 

Tôi hiểu thông tư 29 là khuyến khích học sinh tự học. Nhưng đặc thù cụm chuyên môn 4 có nhiều trường ở ngoại thành, vùng ven nên có nhiều học sinh chưa đạt. Những em này cần được bồi dưỡng nhiều hơn chứ không chỉ 2 tiết/tuần" - ông Tòng nói.

Tương tự ông Nguyễn Bảo Quốc cũng cho rằng việc dạy thêm không thu phí trong nhà trường 2 tiết/tuần chỉ phù hợp trong năm học. Sau khi năm học kết thúc, nhiều trường phải tổ chức dạy thêm cho học sinh cuối cấp để các em ôn thi tốt nghiệp THPT. Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất sau khi kết thúc năm học thì các trường được phép dạy thêm không thu phí không quá 5 tiết/tuần.

* Ông Phạm Ngọc Thưởng (thứ trưởng Bộ GD-ĐT):

Không "đánh trống bỏ dùi"

Tôi thấy nhiều học sinh lớp 11, 12 mà gầy và nhỏ quá, lại còn đeo kiếng cận dày cộp. Thậm chí có em chịu nhiều áp lực học tập trở thành tự kỷ, có em còn gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nếu học sinh cứ mãi học thêm sẽ dần mất đi năng lực tự học, tự khám phá, mãi mãi ở trong vùng an toàn nhỏ bé của mình.

Thầy cô dạy thêm nhiều quá sẽ sinh hoạt chuyên môn không nghiêm túc. Dạy triền miên thì thời gian đâu để bồi dưỡng kiến thức? Có nơi, có lúc còn coi dạy thêm là nguồn thu nhập quan trọng của mình.

Lần này ngành giáo dục cần quyết tâm, đồng lòng, không "đánh trống bỏ dùi". Dạy thêm, học thêm sẽ là chủ đề xuyên suốt trong quá trình thanh kiểm tra ở những năm học sau chứ không chỉ năm học này. Khi phát hiện vi phạm thì các cấp cần xử lý nghiêm, không bao biện, không có ngoại lệ, không khoan nhượng và không thỏa hiệp.

* Ông Thái Văn Tài (vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT):

Giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương

TP.HCM có nhiều thuận lợi trong việc triển khai thông tư 29. Đó là số học sinh được học 2 buổi/ngày khá cao, như tiểu học là 83%, THCS 77%, THPT 98%. TP.HCM cần tiếp tục phát huy, vì việc học 2 buổi/ngày là một trong những giải pháp làm hạn chế tình trạng dạy thêm tràn lan.

Điểm nổi bật của thông tư 29 là giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương. TP.HCM cần ban hành quy định cụ thể về điều kiện, nội dung, thời gian dạy thêm... Như Hải Phòng quy định sau 19h30 không được phép dạy thêm, để học sinh và giáo viên về sum họp với gia đình.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được nhiều thư cảm ơn sau khi thực hiện thông tư dạy thêm

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết sau hơn 1 tháng thực hiện thông tư dạy thêm, bộ nhận được rất nhiều thư cảm ơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar