17/05/2018 12:11 GMT+7

Cuối tuần người lớn được xả hơi, sao trẻ em vẫn phải học?

VĂN LONG CAO
VĂN LONG CAO

TTO - Những buổi tối, những ngày cuối tuần, tại sao người lớn được xả hơi còn trẻ em thì không? Học ngày học đêm, học cho ra điểm 9, điểm 10, học đến mức đờ đẫn thì có ích gì?

Cuối tuần người lớn được xả hơi, sao trẻ em vẫn phải học? - Ảnh 1.

Trẻ học ngày học đêm, học cho ra điểm 9, điểm 10, học đến mức quên ăn quên ngủ, học để trẻ trở nên đờ đẫn thì có ích gì? - Tranh minh họa: LAP

Mấy hôm nay trên Facebook, tôi thấy vài người bạn đăng bảng thành tích của con, điểm cao lắm, toàn 9 với 10 thôi. Xem những bảng thành tích ấy, đọc được những lời khen ấy, không hiểu sao tôi cảm thấy băn khoăn, suy nghĩ.

Có người mẹ còn quả quyết rằng: "Cứ học sẽ có tất cả". Tuy nhiên, nếu học ngày học đêm, học cho ra điểm 9, điểm 10, học đến mức quên ăn quên ngủ, học để trẻ trở nên đờ đẫn có ích gì?

Chúng ta bấy lâu nay cứ kêu gọi giảm tải chương trình học cho con em. Nhưng sâu xa của vấn đề lại từ chính quan điểm của phụ huynh. Mấy ai dám để con không đi ? Mấy gia đình để con được vui chơi vào cuối tuần, vào mỗi buổi tối?

Chúng ta cứ ra rả nói chương trình học nặng nên không đi học thêm không được, con không theo kịp bạn bè.

Nếu chúng ta không bị "cuồng" điểm 9, điểm 10, chắc chắn tự con em mình sẽ được... cởi trói. Từ đây phụ huynh không chỉ tạo áp lực cho chính mình, cho con em mình mà còn tạo áp lực cho biết bao phụ huynh khác.

Chúng ta đã bao giờ nghĩ rằng con đi học để khám phá tri thức hay chưa? Có khi nào chúng ta tự hỏi ngày lễ, ngày tết là ngày mà tất cả mọi người lẽ ra phải được nghỉ ngơi, tại sao trẻ vẫn phải đi học?

Những buổi tối, những ngày cuối tuần, tại sao người lớn được xả hơi còn trẻ em thì không? Tại sao trẻ phải làm bạn với sách vở quanh năm suốt tháng cả một thời tuổi trẻ để rồi không ít em ra đời như "gà mắc tóc", thất nghiệp bởi thiếu quá nhiều kỹ năng?

Tôi đã từng chạnh lòng khi con của nhiều đồng nghiệp khác được nhận quà nhân dịp 1-6, tết trung thu, trong khi con mình không có do không đạt thành tích cao trong học tập. Tôi đã từng khen con nhà người ta trước mặt con mình...

Tôi biết nhiều người đang bị áp lực quá nặng nề bởi chữ giỏi giống như tôi từng mắc phải. Hẳn có không ít phụ huynh đang mắc hội chứng con là thần đồng, là thiên tài. Mà thần đồng, thiên tài của ai hay của chính chúng ta mà thôi?

Nhưng may mắn tôi đã kịp nhận ra điểm số không phải là tất cả. Dù năm trước, năm nay, năm sau con tôi không đạt được bảng thành tích long lanh, không được nhận quà nhưng tôi vui bởi mỗi ngày con đến trường không bị áp lực bởi điểm số.

TTO - Dù con giỏi hay chưa giỏi, các con vẫn là tài sản vô giá của cha mẹ. Tại sao cha mẹ cứ mặc định con phải giỏi, phải đạt 9, 10 thì mới an lòng?

VĂN LONG CAO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Đại học Quốc gia TP.HCM kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào học các trường đại học thành viên năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Hôm nay 2-7, sau nhiều ngày diễn ra kỳ khảo sát vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, một số phụ huynh vẫn phản ánh đề thi có nhiều lỗi dẫn đến kết quả thi không minh bạch.

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh tranh thủ tìm hiểu môi trường đại học, chính sách học phí và học bổng - những yếu tố quan trọng cho việc chọn chặng đường phía trước.

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu không để đứt gãy, gián đoạn việc chấm thi do sáp nhập đơn vị hành chính.

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar