14/10/2021 09:17 GMT+7

Cuối tháng 10 tiêm vắc xin cho học sinh

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế đang giao cơ quan chuyên môn xây dựng hướng dẫn tiêm chủng cho trẻ 12 - 17 tuổi, để khi vắc xin ngừa COVID-19 về vào cuối tháng 10-2021 sẽ triển khai tiêm chủng ngay.

Cuối tháng 10 tiêm vắc xin cho học sinh - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trong ngày khai giảng năm học 2021 - 2022 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Mục tiêu là 95% trẻ 12 - 17 tuổi sẽ được tiêm vắc xin trong quý 4 năm nay.

Sẽ tiêm vắc xin nào?

Cũng theo Bộ Y tế, vắc xin COVID-19 sẽ về nhiều hơn trong thời gian từ nay đến cuối năm. Trong đó có lô vắc xin mua (theo thỏa thuận) là dành tiêm chủng cho trẻ em. Bộ Y tế cho biết dự kiến ngày 15-10 có hướng dẫn tiêm chủng cho trẻ em, sau đó tập huấn cho hệ thống y tế, cơ sở tiêm chủng để triển khai. 

Số lượng người được tiêm chủng tăng rất nhanh trong hơn hai tháng qua và đến 13-10 đạt 57 triệu mũi. 

Trong đó có trên 16 triệu người đã tiêm đủ hai mũi, mỗi ngày đều tiêm trên 1 triệu mũi, cho thấy khả năng sớm hoàn thành tiêm chủng cho 8,1 triệu trẻ 12 - 17 tuổi như kế hoạch của Bộ Y tế.

Tháng 7 vừa qua, Bộ Y tế cho biết đã đạt thỏa thuận với Hãng dược Pfizer về việc mua trên 20 triệu liều vắc xin tiêm cho nhóm vị thành niên 12 - 17 tuổi. Thời điểm đó ước tính Việt Nam có 9 triệu trẻ trong nhóm tuổi này. 

Đến nay, các hồ sơ liên quan đến hợp đồng này đã hoàn tất. Cơ quan chức năng đã trích hơn 2.000 tỉ đồng từ quỹ vắc xin để mua lô vắc xin và từ cuối tháng 10 vắc xin sẽ về. 

Ngoài ra trong số các vắc xin đang có tại Việt Nam, một chuyên gia cho biết vắc xin Sinopharm và 1 - 2 vắc xin, ứng viên vắc xin khác cũng có chỉ định tiêm chủng cho trẻ em.

Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ về việc thỏa thuận mua lô hơn 20 triệu liều Pfizer, chuyên gia cho hay vắc xin về sẽ được phân bổ và tiêm ngay để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, nên khi vắc xin có chỉ định là có thể tiêm chủng cho trẻ. 

Hai loại vắc xin sản xuất theo công nghệ tái tổ hợp và mRNA đều có thể sử dụng cho trẻ em. 

Chuyên gia cũng cho biết vắc xin Pfizer dành cho nhóm 12 - 17 tuổi không khác biệt về liều dùng so với vắc xin cho người lớn, nhưng để sử dụng vắc xin cần hướng dẫn chuyên môn của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

8,1 triệu trẻ 12 - 17 tuổi

Hiện mỗi ngày các cơ sở tiêm chủng toàn quốc đang tiêm trên 1 triệu mũi vắc xin COVID-19. Sau khi rà soát lại, số trẻ 12 - 17 tuổi cả nước còn 8,1 triệu em (thấp hơn so với số ước tính trước đây). 

Nếu Bộ Y tế cho phép tiêm song song với người lớn, việc tiêm xong cho trẻ trong quý 4 là hoàn toàn có thể.

Về lý do vì sao trẻ em Việt Nam đến nay chưa được tiêm chủng, các chuyên gia giải thích, cũng như nhiều quốc gia khác, đều xếp ưu tiên theo thứ tự tiêm cho người trưởng thành (đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền) trước và sau đó mới đến trẻ em. 

"Có hai lý do, người lớn nếu mắc COVID-19 bệnh thường nặng hơn so với trẻ em. Vì vậy các quốc gia ưu tiên vắc xin cho người lớn, nhất là khi lượng vắc xin ít ỏi" - chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ.

Tuy nhiên, gần đây ngay tại Mỹ và các nước phát triển cũng đã có những ca tử vong ở bệnh nhi mắc COVID-19. Chuyên gia này giải thích các trường hợp bệnh nhi COVID-19 tiến triển nặng ít hơn so với bệnh nhân là người trưởng thành, nhưng không phải không có. 

Việc tiêm chủng để phòng bệnh cho các cháu là rất cần thiết. Ở trẻ em, nếu mắc COVID-19 đã có một số trường hợp gặp biến chứng "viêm đa hệ thống", giống phản ứng quá mức của cơ thể và biến chuyển bệnh nặng hơn.

Do đó khi xây dựng hướng dẫn tiêm chủng cho trẻ em, chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng trẻ đã có yếu tố nguy cơ rồi sẽ không chỉ định tiêm, còn lại sẽ thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Vắc xin COVID-19 cho trẻ khác người lớn thế nào?

Theo Đài CNN, thiếu niên 12 - 17 tuổi tiêm hai liều Pfizer/BioNTech giống với người trưởng thành, mỗi liều 30mcg và hai liều cách nhau ba tuần. Trong khi đó, trẻ 5 - 11 tuổi tiêm liều 10mcg.

Theo báo Miami Herald, hầu hết các loại vắc xin có liều tiêm trẻ em như người lớn. Trừ một số trường hợp ngoại lệ như người lớn tiêm liều vắc xin viêm gan B cao hơn trẻ em, hay trẻ em tiêm liều vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà cao hơn người lớn.

Vắc xin không giống với thuốc. Thông thường, liều lượng thuốc tùy thuộc độ tuổi, cân nặng... của người bệnh. "Vắc xin hoạt động khác. Hệ miễn dịch ở người sẽ phản ứng với bất cứ yếu tố xâm nhập từ bên ngoài nào dù chỉ là một lượng nhỏ.

Vì vậy, liều lượng vắc xin và phản ứng miễn dịch của cơ thể thường không liên quan nhau. Vấn đề là phải tìm ra liều lượng phù hợp để kích thích hệ miễn dịch.

Với hầu hết loại vắc xin, một liều lượng nhất định thường phù hợp cho phần đông người dùng" - tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cấp cao của Trung tâm an ninh y tế Johns Hopkins, cho biết.

"Tuy nhiên, với trẻ dưới 12 tuổi, chúng ta phải đảm bảo có đúng liều lượng an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ hơn" - tiến sĩ Michael Smith, bác sĩ nhi khoa và là chuyên gia bệnh truyền nhiễm Đại học Duke, có tham gia các thử nghiệm vắc xin Pfizer cho trẻ nhỏ, nhận định.

Do đó, vắc xin Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 5 - 11 tuổi có liều lượng bằng 1/3 liều dành cho nhóm từ 12 tuổi trở lên.

ANH THƯ

Rà soát nhóm trẻ 3 - 11 tuổi

Trong cuộc họp mới đây về tiêm chủng cho trẻ, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế cũng đang rà soát số lượng nhóm trẻ 3 - 11 tuổi, để khi các nhà sản xuất vắc xin thế giới được cấp phép sử dụng vắc xin cho nhóm tuổi này, Việt Nam sẽ mua để tiêm cho trẻ, khả năng là ngay đầu năm 2022.

Gò Vấp: học sinh được tiêm ở trường, không tiêm cộng đồng

hoc sinh go vap

Em La Minh Trí, lớp 6A15 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), học môn giáo dục công dân trên kênh HTV Key vào sáng 11-10 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho hay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và có nguồn vắc xin phù hợp thì TP.HCM sẽ triển khai tiêm với thời gian dự kiến chưa đến 1 tuần.

Thời gian qua, nhiều quận huyện ở TP.HCM đã thống kê, lên danh sách trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi để tiêm vắc xin khi được Bộ Y tế chính thức cho phép và nhận được nguồn vắc xin phân bổ. Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-10, ông Đỗ Anh Khang - phó chủ tịch UBND quận Gò Vấp - cho biết từ tháng 8 quận đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT rà soát, xuất danh sách trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. Việc này giúp quận chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu tiêm vắc xin khi được Bộ Y tế chính thức ban hành hướng dẫn và được cung cấp vắc xin.

Gò Vấp hiện có khoảng 38.000 trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, ngoài ra còn có một số ít trẻ học tại các trường quốc tế thuộc các quận, huyện khác. Kế hoạch tiêm dự kiến tổ chức theo hình thức học sinh học trường nào sẽ được tiêm ở trường đó, không tổ chức tiêm cộng đồng. Mỗi khung giờ sẽ có một lượng học sinh từng khối nhất định nhằm đảm bảo giãn cách. Thời gian tiêm dự kiến kéo dài khoảng 1 tuần.

Tại Thủ Đức, ông Nguyễn Văn Chức - giám đốc Trung tâm Y tế TP Thủ Đức - cho biết đang tổng hợp danh sách trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi do các phường gửi lên để sẵn sàng tiêm vắc xin khi được Bộ Y tế cho phép và có nguồn vắc xin. "Bên cạnh rà soát danh sách trẻ trong nhóm tuổi này từ trường học, các phường rà soát danh sách qua quản lý dân số để không bỏ sót trẻ nào" - ông Chức nói.

Tương tự, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè cũng đang lên danh sách trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. Bà Phan Thị Cẩm Nhung - phó chủ tịch UBND huyện Bình Chánh - cho hay qua đợt dịch COVID-19, số lượng trẻ độ tuổi này có biến động. Huyện đã yêu cầu các xã rà soát, thống kê số lượng cụ thể trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trước ngày 15-10. "Chúng tôi đi trước một bước để nắm số lượng. Khi có hướng dẫn của Bộ Y tế, trên cơ sở danh sách đã có, huyện sẽ đề xuất TP số lượng vắc xin và tổ chức tiêm" - bà Nhung nói.

Vào cuối tháng 8, Sở GD-ĐT TP đề nghị UBND TP có kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 cho 642.000 học sinh 12 đến dưới 18 tuổi với nguồn vắc xin phù hợp.

XUÂN MAI

Chủ tịch nước: Sớm tiêm vắc xin để trẻ em quay lại trường, hạn chế học trực tuyến

TTO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm vấn đề sớm tiêm vắc xin để trẻ em an toàn trở lại trường học và hạn chế việc học trực tuyến.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Ngoài các lớp tiếng Anh, năng khiếu, chương trình hè, các chuyến du lịch... phụ huynh hoàn toàn có thể cho con một mùa hè khỏe hơn với nhiều hoạt động thể dục thể thao.

Sôi động các khóa thể thao hè cho học sinh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Ngày 20-5, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương về kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

16 giáo sư quốc tế đã nhận được thư bổ nhiệm của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đều cho biết sẽ sớm bắt tay vào công việc thỉnh giảng và nghiên cứu tại đại học này.

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar