18/05/2013 08:08 GMT+7

Cuối năm 2013, TP.HCM chỉ còn lại 11 điểm ngập

QUANG KHẢI thực hiện
QUANG KHẢI thực hiện

TT - Chỉ vài cơn mưa đầu mùa mà nhiều đường phố tại TP.HCM lại “biến thành sông”, nhưng ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - phó giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP - khẳng định mùa mưa năm nay TP sẽ giảm ngập.

Phóng to
Xa lộ Hà Nội đoạn dưới chân cầu Rạch Chiếc ngập nặng sau cơn mưa chiều 16-5 - Ảnh: M.TRƯỜNG

Xa lộ Hà Nội ngập 0,5m sau mưa

Cơn mưa lớn kéo dài gần một giờ chiều 16-5 khiến xa lộ Hà Nội, đoạn dưới chân cầu Rạch Chiếc (Q.9, TP.HCM) ngập sâu khoảng 0,5m, làm nhiều xe máy qua đây bị chết máy.

Theo ghi nhận, hai bên chân cầu Rạch Chiếc (giáp ranh Q.9 và Q.2) bị trũng xuống so với nền mặt bằng chung của xa lộ Hà Nội nên mỗi khi mưa tại đây đều ngập nước.

Ngày 17-5, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), chủ đầu tư dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, cho biết hiện xa lộ Hà Nội đoạn gần cầu Rạch Chiếc vẫn đang phải sử dụng hệ thống thoát nước tạm thời nên nước rút chậm. Chỉ một trận mưa vừa mà nước vẫn không thoát kịp, dẫn đến ngập. “Theo thiết kế, hệ thống thoát nước tại khu vực này có đường kính 1,6m, nếu được triển khai đã giải quyết tình trạng ngập nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện Q.9 vẫn chưa bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư nên việc thi công đang bị trì hoãn” - vị này cho biết.

MẬU TRƯỜNG

Theo ông Dũng, chống ngập là một trong sáu chương trình đột phá của TP thực hiện trong giai đoạn đến năm 2015.

Đến nay, nhiều công trình được đưa vào sử dụng và bước đầu phát huy hiệu quả chống ngập, đặc biệt trong mùa mưa năm nay. Tính đến cuối năm 2011, toàn TP có 31 điểm ngập, nhưng trong năm 2012 đã có 13 điểm ngập được xóa hoặc giảm đáng kể. Trong năm nay, tiếp tục triển khai giải quyết bảy điểm ngập khác.

Dự kiến các công trình này hoàn tất hạng mục cống thoát nước trước mùa mưa để có thể phát huy chống ngập.

Theo kế hoạch, cuối năm nay TP chỉ còn lại 11 điểm ngập. Các điểm ngập này sẽ được xóa bằng các công trình thực hiện trong giai đoạn 2014-2015.

* Theo như ông nói, các điểm ngập đã giảm đáng kể, nhưng còn các điểm ngập mới phát sinh đến nay vẫn chưa được giải quyết và khả năng mùa mưa này tiếp tục ngập?

- Trong năm qua, do ảnh hưởng các công trình đang triển khai thi công như dự án nâng cấp đô thị TP (thi công dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm) đã làm phát sinh các điểm ngập như đường Hòa Bình, Bàu Cát, Đồng Đen, Lạc Long Quân...

Trung tâm chống ngập đang phối hợp với các cơ quan chức năng đi kiểm tra các công trình này. Chúng tôi phối hợp cùng nhà thầu tăng cường phương tiện, nhân lực bơm nước hỗ trợ khi có mưa lớn, hi vọng sẽ giảm ngập đến mức thấp nhất.

* Hầu hết các công trình đều chống ngập do mưa, trong khi triều cường ngày càng lên cao (cao nhất 1,62m) đe dọa đến nhiều khu vực trũng thấp tại TP hiện nay?

- Hiện ngoài công trình kiểm soát triều Bình Triệu, rạch Lăng đã đưa vào sử dụng, cống kiểm soát triều Bình Lợi cũng có thể vận hành vào tháng 6 để phát huy ngăn triều khu vực Q.Bình Thạnh.

Đặc biệt, công trình cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã cơ bản hoàn thiện và phát huy hiệu quả ngăn triều. Đây là công trình kiểm soát triều đầu tiên của quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho TP được vận hành (theo quyết định 1547 của Thủ tướng). Công trình này giúp ngăn triều cho bảy quận nội thành như Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp...

Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 10 điểm ngập do triều cường và TP đang chỉ đạo thực hiện các công trình tiếp theo để từng bước hạn chế ngập do triều cường như công trình xây kè tạm trên đường Bến Phú Định (Q.8). Còn giải pháp căn cơ để chống ngập do triều cường phải chờ các dự án lớn theo quyết định 1547 của Thủ tướng triển khai trong thời gian sắp tới.

* Có ý kiến cho rằng con số thống kê các điểm ngập của Trung tâm điều hành chống ngập nước thấp hơn con số thực tế?

- Tôi xin khẳng định thống kê của trung tâm là chính xác và chịu trách nhiệm trước thông tin trên. Chúng tôi có đội ngũ hàng trăm nhân viên kiểm tra phụ trách từng địa bàn, theo dõi từng trận mưa nên không thể nói số liệu thống kê không chính xác được.

Theo chương trình đột phá của TP, đến năm 2015 cơ bản giải quyết hết các điểm ngập còn lại mà tôi đã kể trên và cố gắng không để phát sinh những điểm ngập mới.

Tuy nhiên, nói như vậy không phải là không đầu tư tiếp cho các công trình chống ngập giai đoạn sau năm 2015 bởi có nhiều công trình được thực hiện bằng các giải pháp cấp bách, cần đầu tư thêm để hoàn thiện, góp phần chống ngập một cách căn cơ hơn.

Nhiều công trình chống ngập có nguy cơ “treo” dài hạn

Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho TP (được Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1547) từ năm 2008 với quy mô xây dựng hệ thống đê bao dài 146km bao quanh TP (từ Bến Súc, H.Củ Chi kéo dài đến sông Kinh Lộ, Long An). Dọc các cửa sông lớn sẽ xây dựng 10 cống kiểm soát triều. Dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu là 11.000 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2012. Tuy nhiên, đến nay chỉ có hơn 30km cống từ tỉnh lộ 8 đến sông Vàm Thuật (bờ hữu) và cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè cơ bản hoàn thành. Hầu hết các tuyến đê bao lớn cũng như cống kiểm soát triều đã được lập dự án, phê duyệt nhưng chưa có dự án nào được triển khai thi công. Hiện vốn đầu tư cho quy hoạch thủy lợi này đã tăng lên gấp nhiều lần nhưng chưa có con số thống nhất. Với nguồn vốn “quá khủng”, các đơn vị liên quan đang xin Ngân hàng Thế giới xem xét cho vay để triển khai dự án nhưng đến nay chưa có câu trả lời chính thức.

* 13 điểm ngập đã được giải quyết năm 2012 là các tuyến đường: Vũ Tùng, Bùi Hữu Nghĩa, Ung Văn Khiêm (Q.Bình Thạnh), Nguyễn Thị Thập (Q.7), Phan Anh (Q.Bình Tân), quốc lộ 1 (Q.12, từ Nguyễn Văn Quá đến Lê Thị Riêng), Quang Trung, Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp), Đỗ Xuân Hợp (Q.9), Lãnh Binh Thăng (Q.11), Thái Phiên, Hậu Giang, An Dương Vương (Q.6).

* 7 điểm ngập sẽ được giải quyết trước mùa mưa năm nay là các tuyến đường: Gò Dưa (Q.Thủ Đức), Trần Hưng Đạo, Phạm Đình Hổ (Q.5), Tân Hòa Đông (Q.Tân Phú), Tôn Thất Hiệp (Q.11), Dương Tử Giang, Hồng Bàng (Q.6).

* 11 điểm ngập còn lại: Huỳnh Tấn Phát (Q.7), An Dương Vương (Q.8), Trường Chinh (Q.Tân Bình), Kha Vạn Cân, tỉnh lộ 43, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam, Hồ Văn Tư (Q.Thủ Đức), Nguyễn Văn Quá (Q.12) và Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân).

* Các tuyến đường ngập do triều cường: Lương Định Của (Q.2), Bến Phú Định, Phạm Thế Hiển (Q.8), Huỳnh Tấn Phát (Q.7), Văn Thân, Lò Gốm (Q.6), Bình Quới (Q.Bình Thạnh), Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức), Hồ Học Lãm (Q.Bình Tân).

QUANG KHẢI thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar