Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng
Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 1.

Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 2.



Chúng tôi đi dọc theo đoạn kênh mới dài 390m nằm trải dài trên đường Phan Văn Khỏe. Tại đây, một công viên nhỏ được thiết kế đầy đủ các trò chơi, dụng cụ tập thể dục để người dân xung quanh đến vui chơi, giải trí.

Khác hẳn với hình ảnh dòng kênh đen ngòm, ngập ngụa rác năm nào, những đoạn kè mới được xây thẳng tắp, kiên cố ôm sát bờ kênh. Mảng xanh, vườn hoa hai bên lối đi được cắt tỉa gọn gàng. Gần đó, hai cụ ông vừa tản bộ, vừa gom mấy mảnh rác vương vãi trên nền đất.

6h30 sáng, công viên đông đúc hơn hẳn, hàng trăm người dân đi dạo bộ, tập thể dục, chạy xe đạp… Vài người mang theo vợt đánh cầu lông với nhau, trẻ con thì đạp xe mini chạy vòng quanh kênh... Tiếng cười nói rôm rả khiến công viên nhỏ trở nên vui vẻ, rộn ràng.   

Toàn cảnh kênh Hàng Bàng sau khi hoàn thành giai đoạn 1 - Thực hiện: NAM TRẦN

Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 4.

Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Vĩnh Bình, một người dân, cho biết đã sống tại đây 60 năm và chứng kiến nhiều thăng trầm, thay đổi của con kênh theo thời gian.

"Trong trí nhớ tôi, đó là con kênh nước đen sì, hôi thối, rác nổi lềnh bềnh từ đầu tới cuối kênh. Ngày nào gió lớn, cả xóm không ai ngủ được vì mùi hôi nồng nặc. Mưa thì rác tràn hết vào nhà, ai cũng khổ sở. Giờ thì cả dòng kênh đã "thay da đổi thịt" rồi" - ông Bình tâm sự.

Nằm trong số mấy trăm hộ dân phải đi dời, giải tỏa phục vụ thi công kênh Hàng Bàng năm 2015, bà Trương Thị Búp (44 tuổi) vẫn kiên định bám lại mảnh đất này. Sau khi nhận tiền đền bù, bà gom góp vốn liếng mua một căn nhà mới trên mặt tiền đường Bãi Sậy.

Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 6.

Khi chúng tôi hỏi sao không kiếm nơi khác sinh sống, bà cười nói: "Mảnh đất này nhiều kỷ niệm quá. Cả khu kênh Hàng Bàng chỉ có vài gia đình trụ lại tới bây giờ".

Những gia đình khác không có điều kiện mua nhà nên phải về các vùng quê như Long An, Tiền Giang tìm mua nhà, lập nghiệp. "Ít ai ngờ, con kênh được cải tạo lại đẹp như vậy. Đời sống người dân chúng tôi cũng thay đổi rất nhiều, buôn bán cũng khấm khá hơn hẳn", bà Búp nói.                                                                            

Chị Huệ, một chủ quán ăn gần công viên, cũng cho biết từ khi con kênh hoàn thành, những quán ăn, cửa hàng xung quanh ngày càng đông khách. Không chỉ vậy, tệ nạn xã hội cũng giảm hẳn.

Trước, cứ tối đến, mấy nhóm thanh niên lại tụ tập ngoài kênh hút chích, rượu chè... làm ai cũng sợ không dám ra đường. Gần đây, công viên bên kênh đã trở thành địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ tổ chức họp mặt đội nhóm, tập văn nghệ… 

Hình ảnh ô nhiễm và lấn chiếm kênh hàng Hàng trước khi được khôi phục - Ảnh: THUẬN THẮNG

Kênh Hàng Bàng còn gọi là rạch Bãi Sậy (người Pháp gọi là Canal Bonard hoặc Arroyo Chinois). Đoạn từ rạch Lò Gốm (Q.6) đến kênh Vạn Tượng (Q.5) dài khoảng 1.400m, hiện chỉ còn một đoạn rất ngắn khoảng 30m, rộng 3m phía sau chợ Kim Biên.

Từ năm 1996-2008, TP.HCM có trên 100 kênh rạch lớn, nhỏ bị san lấp, lấn chiếm với tổng diện tích khoảng 4.000ha.

(Nguồn: Viện Khoa học thủy lợi miền Nam)


Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 9.

Kênh Hàng Bàng được khôi phục giai đoạn 1 năm 2016 - Ảnh: HỮU KHOA

Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 10.

Sau quá trình giải tỏa xây dựng kênh, nhiều hộ dân đã dọn đi nơi khác sinh sống hoặc theo diện tái định cư của TP. Trở lại kênh Hàng Bàng, nhiều người không khỏi xúc động.

Chị Trần Thị Lê, người từng ở đây hơn 30 năm, nói chị rất bất ngờ trước diện mạo mới của dòng kênh và mong muốn có cơ hội quay lại đây sinh sống.

Cứ vài ngày, chị Lê lại đưa các con qua công viên này dạo chơi. Chị cũng không quên dặn mấy đứa nhỏ cố gắng học hành để "sau này có nhiều tiền hơn sẽ mua lại nhà cũ ngày xưa".

Nói rồi, chị đưa tay chỉ về phía căn nhà cũ giờ đã là căn nhà mới 3 tầng nằm ngay mặt tiền đường Phan Văn Khỏe.

Hình ảnh kênh Hàng Bàng sau khi được khôi phục giai đoạn 1 - Ảnh: NAM TRẦN - HỮU THUẬN - THU  DUNG

Tương tự, anh Nguyễn Văn Phú, một lái xe ôm khu vực này, cho biết dù đã dọn nhà về Long An nhưng anh vẫn quay lại đây chạy xe ôm như một thói quen "khó bỏ".

"Tôi hay tranh thủ lúc rãnh ghé thăm hàng xóm cũ hàn huyên. Cuộc sống của họ giờ đã sang trang mới, có điều kiện sống đầy đủ, đáng mơ ước lắm", anh Phú nói rồi nhìn về phía dòng kênh, không khí trầm hẳn.                           

Chị Hòa, một người bán nước ven đường, cũng nói chị tiếc cho những người hàng xóm trước đây: "Ai cũng là dân lao động, sống cơ cực bằng những gánh hàng rong bên bờ kênh đen. Giờ con kênh đẹp như vầy nhưng mỗi người lại mỗi ngả".             

Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 12.

Kênh Hàng Bàng trong tương lai

Đêm dần buông, công viên kênh Hàng Bàng lại đông đúc người lui tới. Dưới ánh đèn đường vàng mờ, vài bạn trẻ chạy bộ men theo dòng kênh. Từng nhóm người tụ lại chơi đá cầu, tập thể dục nhịp điệu…

Thỉnh thoảng, lại bắt gặp những cụ già dìu nhau ra ghế đá trò chuyện.

Dòng kênh êm ả trôi...

Cuộc sống đổi thay bên kênh Hàng Bàng - Ảnh 13.

Giai đoạn 2, 3 khôi phục kênh Hàng Bàng tiếp tục được thực hiện, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2018-2020 - Ảnh: NAM TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

3 dự án chiến lược phục vụ APEC ở Phú Quốc đang triển khai khẩn trương

Các nhà đầu tư, đơn vị thi công đều đang khẩn trương làm. Địa phương đã bàn giao 166ha để nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc.

3 dự án chiến lược phục vụ APEC ở Phú Quốc đang triển khai khẩn trương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng