03/10/2019 06:30 GMT+7

Cuộc phiêu lưu của tảng băng 315 tỉ tấn

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Một tảng băng có kích thước khổng lồ đang lững lờ trôi trên đại dương gần đông Nam Cực sau khi tách rời hoàn toàn khỏi thềm băng Amery tại đây. Khối băng trôi tự do này có thể là mối đe dọa cho tàu bè đi lại trong vùng.

Cuộc phiêu lưu của tảng băng 315 tỉ tấn - Ảnh 1.

Hình ảnh do vệ tinh Sentinel-1 của EU chụp về tảng băng D-28 trước và sau khi tách khỏi thềm băng

Tảng băng con được đặt tên là D-28, dày 210m, nặng 315 tỉ tấn, diện tích 1.636km2 - bằng khoảng một nửa diện tích thủ đô Hà Nội.

Không phải do biến đổi khí hậu

Báo USA Today dẫn lời Ben Galton-Fenzi, nhà nghiên cứu về băng của Phòng nghiên cứu Nam Cực Úc, các nhà khoa học phát hiện tảng băng D-28 tách khỏi thềm băng từ hình ảnh do vệ tinh Sentinel-1 thuộc chương trình giám sát Trái đất của châu Âu thu thập hôm 26-9.

Ngày 20-9, một vết rạn lớn xuất hiện trên thềm băng và ngày 26-9 khối băng tách ra hoàn toàn, trở thành một thực thể độc lập.

Giáo sư Helen Amanda Fricker, Phòng nghiên cứu Nam Cực Úc thuộc Viện Nghiên cứu hải dương học Scripps, chia sẻ: "Chúng tôi lần đầu phát hiện vết rạn ở phía trước thềm băng vào đầu những năm 2000. Chúng tôi biết điều này sẽ xảy ra (tảng băng tách khỏi thềm băng như đứa trẻ lớn lên xa vòng tay mẹ) nhưng vẫn thấp thỏm chờ đợi ngày này, dù đó không hẳn là điều chúng tôi thực sự mong sẽ xảy ra".

Các nhà nghiên cứu của Viện Scripps khẳng định việc tảng băng tách ra khỏi thềm băng không liên quan đến biến đổi khí hậu. Đây là một chu kỳ bình thường của thềm băng, cứ mỗi 60-70 năm sẽ có một tảng băng con tách ra từ thềm băng mẹ.

Thềm băng về cơ bản là phần mở rộng nổi trên đại dương của một số sông băng chảy từ trên bờ ra biển. Các tảng băng nứt ra trôi vào đại dương là cách các dòng sông băng duy trì trạng thái cân bằng, cân đối với lượng tuyết dồn xuống từ thượng nguồn.

Dữ liệu vệ tinh từ những năm 1990 đã cho thấy thềm băng Amery cân bằng trong môi trường xung quanh nó dù chịu tác động của sự tan chảy mạnh trên bề mặt vào mùa hè.

Việc tảng băng tách khỏi thềm băng cũng không ảnh hưởng đến mực nước biển vì thềm băng vốn đã nổi trên đại dương, giống như một viên đá vốn đã ở sẵn trong ly nước.

Rủi ro cho tàu bè

Với các nhà khoa học nghiên cứu về băng, họ tò mò muốn biết việc tảng băng D-28 tách khỏi thềm băng sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự tan chảy của đại dương dưới thềm băng và tốc độ trôi của D-28 khỏi Nam Cực. 

Giáo sư Helen nhấn mạnh: "Mặc dù có nhiều vấn đề cần quan tâm về Nam Cực, hiện chưa có điều gì đáng báo động về thềm băng và tảng băng mới vừa tách khỏi nó".

Phòng nghiên cứu Nam Cực Úc sẽ theo dõi sát tình hình của thềm băng Amery để xem những phản ứng của thềm băng. Mất một khối băng lớn như D-28 có thể sẽ làm thay đổi sức căng hình học ở mặt trước thềm băng, tác động đến xu hướng của các vết nứt và sự ổn định của các tảng băng có xu hướng tách khỏi thềm băng khác.

Do kích thước khổng lồ của D-28, tảng băng sẽ được Phòng nghiên cứu Nam Cực Úc giám sát qua hình ảnh vệ tinh vì nó có nguy cơ gây nguy hiểm cho tàu bè di chuyển trong khu vực. D-28 trong nhiều năm nữa sẽ tự tách thành các khối băng nhỏ hơn và dần biến mất trong lòng đại dương.

Lần cuối cùng có một tảng băng lớn tách ra từ thềm băng Amery là vào khoảng năm 1963-1964, khối băng khi đó có diện tích 9.000km2.

Băng to gấp đôi Singapore tách khỏi Nam Cực

TTO - Tảng băng D28 có kích thước lên tới 1.582km2 - tức to hơn gấp đôi diện tích đảo quốc Singapore, vừa tách khỏi Nam Cực trong những ngày qua.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar