08/11/2019 09:49 GMT+7

Cuộc hội ngộ của 80 pho tượng Phật cổ

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - 80 pho tượng do bà Ngô Thị Thương sưu tập hơn 30 năm qua từ Việt Nam đến Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Myanmar… được trưng bày từ nay đến ngày 20-11 trong triển lãm Điêu khắc tượng Phật giáo vừa được khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Cuộc hội ngộ của 80 pho tượng Phật cổ - Ảnh 1.

80 pho tượng cổ thu hút sự chú ý của công chúng và các nhà sưu tập, nghiên cứu cổ vật - Ảnh: MAI THỤY

Nét hồn hậu trong tượng Phật Việt Nam đã mất đi từ lâu, những bức tượng bây giờ được sản xuất công nghiệp nên đường nét rất vô hồn, giống hệt nhau. Vì vậy, tôi sưu tập tượng cổ thời Lý - Trần - Lê là chính.

Nhà sưu tập Ngô Thị Thương

Điều đáng nói, phần lớn tác phẩm trong bộ sưu tập là tượng Phật ở Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều cổ vật của quốc gia này bị "chảy máu" sang nước ngoài, lọt vào các sàn đấu giá quốc tế và được nhiều nhà sưu tập săn đón.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh. Nhà sưu tập Ngô Thị Thương đã nhiều lần ra nước ngoài đấu giá để đưa tượng Phật Việt Nam về. Cùng với chất liệu đa dạng (đồng, gỗ, bạch ngọc, san hô, đá, gốm), các tác phẩm trong triển lãm mang nhiều hình thái sống động: Phật chỉ thiên chỉ địa, Quan Âm thổi tiêu, Đồng tử bái Quan Âm…

Bà Ngô Thị Thương chia sẻ bà chủ yếu sưu tập tượng Nhật Bản vì những chi tiết tinh xảo, tượng Việt Nam vì vẻ mộc mạc và gắn liền với các câu chuyện lịch sử, văn hóa. "Tôi sưu tập tượng cổ thời Lý - Trần - Lê là chính. Trong bộ sưu tập này, pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng, có kích thước 63x53cm, là tác phẩm mang đậm chất chùa chiền dân gian Việt Nam rõ nét nhất".

Cuộc hội ngộ của 80 pho tượng Phật cổ - Ảnh 3.

80 pho tượng cổ thu hút sự chú ý của công chúng và các nhà sưu tập, nghiên cứu cổ vật - Ảnh: MAI THỤY

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn (phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt Nam) cho rằng bộ sưu tập đồ sộ của bà Ngô Thị Thương không chỉ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa Phật giáo mà còn giúp người yêu nghệ thuật chiêm ngưỡng được đường nét tinh xảo trong các phong cách điêu khắc khác nhau.

Ông cũng cho biết đa số chùa mới xây đều thỉnh tượng từ các nước khác về thờ, những bức tượng này có giá thành rẻ và chi tiết cầu kỳ hơn nhưng không có những đặc trưng riêng với gương mặt trái xoan, đường nét mềm mại như tượng Phật Việt Nam. "Tượng nước nào sẽ mang đậm dấu ấn, hình hài của người dân nước ấy". Và theo ông, một đất nước có 2.000 năm gắn liền với Phật giáo nên sáng tạo, giữ gìn lại được một nét gì đó riêng của mình.

Cùng ý kiến với nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, theo nghệ nhân Nguyễn Lương Minh (làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội), nghề tạc tượng Phật trong nước đang trải qua cuộc cạnh tranh rất lớn với các sản phẩm du nhập từ một số nước trong khu vực.

"Tượng Phật Việt Nam mang một vẻ trầm tư rất riêng và có chiều sâu. Chúng tôi cũng cố gắng giữ lại đường nét của các cụ đi trước trong những bức tượng Phật, cố gắng giải thích cho khách đặt hàng điểm khác nhau giữa tượng Việt Nam và nước ngoài nhưng một khi khách đã một mực yêu cầu thì cũng chỉ có nước làm theo" - anh Minh tâm sự.

Tượng Phật phát lộ ở Huế có thể là đồ giả cổ

TTO - Chiều 4-4, ông Phạm Hữu Chung, trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), cho biết bức tượng Phật vừa được người dân phát hiện khi đào hố trồng cây có khả năng là đồ giả cổ.

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar