08/08/2016 19:18 GMT+7

Cuộc đời lãng tử đại hiệp của Khương Đại Vệ

THỤC NGHI tổng hợp - Ảnh: TVB
THỤC NGHI tổng hợp - Ảnh: TVB

TTO - ​Nhắc đến Khương Đại Vệ, nhiều người đều liên tưởng đến hình tượng đại hiệp trên màn bạc Hong Kong thập niên 70. Đóng phim hơn nửa thế kỷ, năm nay ở tuổi 69, Khương Đại Vệ vẫn gắn bó với nghề diễn.

Khương Đại Vệ thời trẻ và khi về già

Khương Đại Vệ tên thật là Khương Vỹ Niên, tên tiếng Anh là John Chiang, sinh năm 1947 tại Tô Châu, cha là Nghiêm Hóa (tên thật: Khương Khắc Kỳ) - một diễn viên nổi tiếng ở thập niên 40.

Xuất thân là con nhà nòi, năm 4 tuổi Khương Đại Vệ trở thành diễn viên nhí, lúc đó lấy nghệ danh là Nghiêm Vỹ.

Nhờ lối diễn xuất tự nhiên, không rụt rè, nên cậu diễn viên nhí Nghiêm Vỹ nhanh chóng được lăng xê trong các bộ phim: Cô Mai, Mùa xuân tươi đẹp… Thời tiểu học, Khương Đại Vệ phải vừa học vừa đóng phim, vô cùng vất vả.

Khương Đại Vệ bắt đầu đóng phim từ năm 4 tuổi

Lên trung học, Khương Đại Vệ không còn hứng thú với việc học, ông bị lưu ban 2 lần, đến 17 tuổi mới tốt nghiệp trung học. Vì thế, Khương Đại Vệ quyết định nghỉ học đi tìm việc làm.

Ông làm qua nhiều việc như nhân viên văn phòng, bán đồ cổ… nhưng không có công việc nào ổn định và lâu bền.

Về sau, Khương Đại Vệ theo anh ba Tần Bái sang Đài Loan làm tạp vụ trong công ty điện ảnh, đồng thời theo Lưu Gia Lương tập võ.

Sau này, khi bộ phim The Sand Pebbles của điện ảnh Mỹ sang Đài Loan quay ngoại cảnh, Tần Bái có một vai phụ trong phim và ông giới thiệu Khương Đại Vệ đến làm võ sư.

Năm 1993, Khương Đại Vệ đầu quân TVB đóng Anh hùng xạ điêu: Cửu âm chân kinh, thủ vai Hoàng Dược Sư.

 

Không thể làm võ sư suốt đời

Năm 1967, Khương Đại Vệ cùng Lưu Gia Lương trở về Hong Kong thực hiện bộ phim võ hiệp tiếng Quảng Đông. Do ngoại hình nhỏ con, thấp người, nên Khương Đại Vệ thường được mời đóng thế thân cho... các nữ diễn viên.

Khương Đại Vệ được võ sư Đường Giai giới thiệu gia nhập hãng Shaw (Thiệu Thị) làm cascadeur. Lúc bấy giờ, Đường Giai làm chỉ đạo võ thuật của đạo diễn Trương Triệt.

Lúc quay bộ phim võ hiệp Kim Yến Tử, có một cảnh nhân vật phá cửa sổ, nhảy từ tầng hai xuống, không ai dám nhận thực hiện cảnh quay này, vậy mà Khương Đại Vệ chỉ thực hiện một take đã khiến đạo diễn Trương Triệt hài lòng.

Đạo diễn Trương Triệt hỏi Đường Giai, cậu thanh niên này là ai, khi biết Khương Đại Vệ là con trai của Nghiêm Hóa, Trương Triệt quyết định tạo cơ hội diễn xuất cho ông nhiều hơn.

Từ năm 1968, Trương Triệt âm thầm đào tạo những gương mặt trẻ triển vọng, Khương Đại Vệ và Địch Long là hai diễn viên sáng giá lọt vào mắt xanh của ông.

Năm 1970, khi nam diễn viên trụ cột Vương Vũ rời khỏi hãng Shaw, Trương Triệt lập tức nâng đỡ Khương Đại Vệ và Địch Long làm người thay thế.

Trương Triệt mời Khương Đại Vệ ký hợp đồng làm diễn viên, nhưng Khương Đại Vệ không nhận lời ngay vì khi đó ông đang làm võ sư, thu nhập mỗi tháng 4.000 - 5.000 đôla Hong Kong, cao hơn nhiều so với lương của một diễn viên ký hợp đồng bình thường.

Sau vài ngày suy nghĩ, Khương Đại Vệ cũng đồng ý ký hợp đồng thời hạn 3 năm, vì ông nghĩ mình xuất thân từ gia đình nghệ sĩ, anh ba Tần Bái tạo được tiếng tăm ở Đài Loan, mình không thể làm võ sư suốt đời.

Sau khi quan sát Khương Đại Vệ và Địch Long “từ đầu đến chân”, Trương Triệt phát hiện: Khương Đại Vệ lãnh đạm, trầm tính, còn Địch Long thì điển trai, cởi mở. Nếu kết hợp hai người với nhau, sự đối lập của họ trên màn bạc chắc chắn thu hút được khán giả.

Trong số các phim đã đóng, Khương Đại Vệ hoài niệm nhất bộ phim Thích mã của đạo diễn Trương Triệt.

Gương mặt tuấn tú của Địch Long rất thích hợp với vai đại hiệp. Trong khi đó vóc dáng phong trần, bốc đồng của Khương Đại Vệ thì phù hợp đóng vai lãng tử.

Tuy nhiên, vì doanh thu phòng vé, Trương Triệt ưu tiên cho Địch Long thủ vai nam chính trong các bộ phim như Tử giác, Thiết thủ vô tình, Hổ mọc cánh… Khương Đại Vệ chỉ thủ vai nam thứ chính.

Chưa đầy một năm sau, Trương Triệt mạnh dạn giao cho Khương Đại Vệ đảm nhận vai nam chính trong phim Du hiệp nhi. 

Trương Triệt nhận thấy tính lập dị, mạnh mẽ, có một chút kiêu ngạo trong con người Khương Đại Vệ rất hợp với nhân vật chính.

Thừa thắng xông lên, đạo diễn Trương Triệt thực hiện tiếp loạt phim võ hiệp: Báo thù, Thập tam thái bảo, Tiểu sát tinh… đều do Khương Đại Vệ và Địch Long đảm nhận vai trò trụ cột.

Đăng quang Ảnh đế khi chưa tròn 23 tuổi

Năm 1970, bộ phim Báo thù tham dự Liên hoan phim Châu Á lần thứ 16 tổ chức tại Indonesia, Khương Đại Vệ đoạt giải thưởng tiêu biểu Nam diễn viên xuất sắc.

Lúc đó, Khương Đại Vệ đang ở Hong Kong đóng phim Thập tam thái bảo. Nhận được tin mình đoạt giải, ông không tin, phải chờ khi đoàn phim về Hong Kong tận tay trao giải thưởng cho ông, ông mới dám tin đây là sự thật. Năm đó, Khương Đại Vệ chưa tròn 23 tuổi.

Khương Đại Vệ và Địch Long trong phim Thập tam thái bảo.

Sau khi nhận giải thưởng, Khương Đại Vệ bị dư luận chê cười là “Ảnh đế bị co lại”, do ông có chiều cao khá khiêm tốn. Điều này chứng tỏ, một số người vẫn mang tư tưởng bảo thủ, không chấp nhận sự nổi bật của một diễn viên không có ngoại hình.

Tuy nhiên, giải thưởng của ông lại có một ý nghĩa đặc thù là đật đổ “chân dung đại hiệp” cao to, oai phong mà Vương Vũ khắc họa trước đó.

Vào thời gian này, có tin đồn Địch Long đố kỵ Khương Đại Vệ vì Đại Vệ được trao giải. Giữa hai nam diễn viên xảy ra chuyện “bằng mặt không bằng lòng”.

Khương Đại Vệ trong tác phẩm kinh điển Tân Độc tý đao.

Mùa thu năm 1970, công ty điện ảnh Gia Hòa dàn dựng bộ phim Độc tý đao đại chiến hiệp sĩ mù, do Vương Vũ đóng. Hãng Shaw lập tức tìm đối sách, một mặt kiện Gia Hòa xâm phạm bản quyền tác phẩm Độc tý đao, mặt khác để Trương Triệt thực hiện phim Tân Độc tý đao, do Địch Long và Khương Đại Vệ thủ vai chính.

Tháng 2 - 1971, Độc tý đao đại chiến hiệp sĩ mù và Tân Độc tý đao được trình chiếu cùng thời điểm, gây chấn động dư luận báo chí một thời.

Còn nhớ năm 1968, khi Vương Vũ đóng phim Độc tý đao vương, Khương Đại Vệ vẫn còn là một võ sư vô danh, không ngờ ba năm sau họ lại có dịp phân tài cao thấp.

Điều khiến mọi người ngạc nhiên hơn cả là khi Vương Vũ và Khương Đại Vệ gặp nhau ở Đài Loan, hai người không xích mích gì mà lại kết thành bạn thân, thậm chí còn hùn vốn thành lập công ty điện ảnh Vương Khương vào năm 1977. Bộ đôi cùng đạo diễn và diễn xuất trong phim Độc tý song hùng.

>> Xem tiếp Kỳ 2 - Khương Đại Vệ: Đại hiệp cô độc nhưng hạnh phúc

THỤC NGHI tổng hợp - Ảnh: TVB

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar