17/10/2024 15:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cuộc chiến sinh tồn của nhà sản xuất Việt Nam

Ngành sản xuất tiêu dùng trong nước sẽ bị "tiêu diệt" chứ không đơn thuần chỉ là "sàng lọc", chủ tịch Hiệp hội Cao su nhựa TP.HCM nhận xét trước cơn bão đổ bộ của Temu, Taobao, 1688.com...

Cuộc chiến sinh tồn của nhà sản xuất Việt Nam - Ảnh 2.

Ngành giày dép cao su, nhựa của Việt Nam chịu tác động trước làn sóng hàng Trung Quốc trên kênh thương mại điện tử - Ảnh: N.BÌNH

Sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc như Taobao, Temu và Shein đang gây ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Khó trụ nổi trước hàng Trung Quốc bán trên thương mại điện tử

Trao đổi bên lề triển lãm quốc tế lần thứ 22 về máy, thiết bị ngành công nghiệp nhựa và cao su (VietnamPlas 2024) ở TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Anh - chủ tịch Hiệp hội Cao su nhựa TP.HCM - cho biết những nền tảng này đang làm xáo trộn sản xuất trong nước, đặc biệt trong các ngành giày, dép và hàng tiêu dùng.

"Người tiêu dùng Việt Nam giờ đây có thể mua hàng trực tiếp từ các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, với thời gian giao hàng chỉ vài ngày. Cách thức mua bán mới này đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho các nhà sản xuất trong nước, những người vốn đã gặp khó khăn với chi phí sản xuất cao" - ông Nguyễn Quốc Anh cho biết.

Trong các ngành như cao su và nhựa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chịu áp lực lớn từ sự cạnh tranh này. Một đôi dép sản xuất trong nước có giá 300.000 - 400.000 đồng hiện đang bị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bán rẻ hơn 20-30% qua các kênh thương mại điện tử. Sự tiện lợi của việc giao hàng tận nơi và giá thành thấp hơn mà các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc cung cấp đã khiến các nhà sản xuất Việt Nam khó theo kịp.

Nhiều nhà sản xuất trong nước đã phải nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc, dán nhãn thương hiệu Việt Nam và bán lại trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, ngay cả phương pháp này cũng đang tỏ ra không hiệu quả khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế về giá cả và khả năng cung ứng.

Ông Nguyễn Quốc Anh nhấn mạnh điều bất công là những nền như Taobao, Temu và Shein bán hàng vào Việt Nam mà không phải nộp thuế và hưởng lợi từ hệ thống logistics mạnh mẽ do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đối mặt với nhiều rào cản, bao gồm thuế nhập khẩu và chi phí sản xuất cao, khiến họ không thể cạnh tranh một cách hiệu quả. Nguyên liệu sản xuất như cao su, hóa chất, nhựa... nhập về cảng đã phải chịu thuế VAT, muốn hoàn thì rất khó.

"Tình hình không chỉ đơn thuần là cạnh tranh nữa, nó đã trở thành vấn đề bảo vệ thị trường và sản xuất trong nước. Đây là một vấn đề kinh tế vĩ mô cần sự can thiệp của Chính phủ" - ông nhấn mạnh.

Kêu gọi thực hành thương mại công bằng

Sự cạnh tranh không công bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước đã khiến các nhà sản xuất trong nước yêu cầu Chính phủ áp đặt thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc được bán qua các nền tảng thương mại điện tử, để có một sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất nội địa.

"Hiện nay các sản phẩm nội địa bán trên các kênh truyền thống cũng phải chịu nhiều loại thuế. Điều này khiến họ gặp bất lợi so với hàng hóa không chịu thuế bán qua các nền tảng thương mại điện tử" - ông Nguyễn Quốc Anh nói thêm.

Trước những thách thức này, nếu không có giải pháp, "cơn bão thương mại điện tử" từ Trung Quốc có thể sẽ làm thay đổi vĩnh viễn cục diện sản xuất của Việt Nam và điều này được dự báo sẽ xảy ra chỉ trong 1-2 năm tới. Ngay hiện tại đã có một số doanh nghiệp nhỏ điêu đứng trước cơn bão hàng Trung Quốc qua thương mại điện tử.

"Tôi có người bạn chuyên sản xuất một mặt hàng may mặc duy nhất và bỏ mối cho các chợ truyền thống, siêu thị... Trước đây người này tận dụng nguyên liệu giá rẻ nhập từ Trung Quốc để sản xuất và bán trong nước. Nhưng bây giờ mặt hàng này không thể rẻ hơn so với hàng từ Trung Quốc mua trên sàn thương mại điện tử nên gần như không còn bán được nữa", ông Quốc Anh chia sẻ.

Triển lãm VietnamPlas 2024 diễn ra tại TP.HCM từ nay đến ngày 19-10, thu hút 700 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Ấn Độ, Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Ý… và Việt Nam.

VietnamPlas 2024 tập trung trưng bày các sản phẩm tái chế bền vững, cùng những công nghệ mới phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam về năng lực sản xuất tiên tiến và hướng tới phát triển bền vững trong ngành nhựa.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, thời điểm này nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong hiệp hội đều có đơn hàng đến cuối năm và đơn hàng tăng 15-30% tùy ngành hàng. Hy vọng năm 2025 tình hình đơn hàng tiếp tục khởi sắc. Dự báo đến cuối năm nay, riêng sản phẩm cao su Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 4 tỉ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Temu, Shein, Taobao 'càn quét' thị trường Việt Nam: Lợi thì có lợi nhưng...

Khi nền tảng nghiên cứu thị trường Momentum Works công bố báo cáo "Who is Temu" (Temu là ai) vào tháng 2-2023, tân binh trong lĩnh vực thương mại điện tử này vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Xuất khẩu sầu riêng gặp khó, nếu kéo dài đất nước mất đi một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Vì vậy, không để sầu riêng thành... "sầu chung".

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar