07/12/2021 15:13 GMT+7

'Cuộc chiến' lại tiếp tục ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM

CẨM NƯƠNG
CẨM NƯƠNG

TTO - Thời gian qua, số lượng bệnh nhân F0 tại TP.HCM có chiều hướng gia tăng, kéo theo tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng cũng tăng lên. Để đảm bảo công tác điều trị tốt nhất, Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức đã mở lại các khoa hồi sức.

Cuộc chiến lại tiếp tục ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM - Ảnh 1.

Số lượng bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 tăng trở lại - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Tháng 11 vừa qua, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM cơ bản được kiểm soát, số ca bệnh nặng giảm mạnh, bệnh viện chỉ còn giữ lại 150 giường hồi sức, 1 khu cấp cứu và 3 khoa điều trị.

Tuy nhiên, hiện nay bệnh viện phải mở thêm khu điều trị ICU 2B bởi số lượng bệnh nhân đã tăng trở lại sau gần 2 tháng TP.HCM chuyển sang trạng thái "thích ứng an toàn" với dịch bệnh.

Trong các cụm theo mô hình bệnh viện "chị em" thì Bệnh viện hồi sức COVID-19 thuộc cụm 1, bao gồm: quận Bình Thạnh, quận 4 và TP Thủ Đức. 

BS Trần Thanh Linh - trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết hiện nay số ca bệnh của cụm 1 rất nhiều, tỉ lệ ca nặng phải chuyển lên tầng 3 mỗi ngày chiếm khoảng 30%.

"Trong một tuần gần đây, quy mô triển khai được 200 giường hồi sức, tuy nhiên tính đến hôm nay tổng số bệnh nhân đã lên đến 215, bệnh nhân nặng và nguy kịch thường trên 80%", BS Linh chia sẻ.

Trước tình hình đó, Bệnh viện hồi sức COVID-19 đang đề xuất tăng lực lượng để nâng quy mô lên 300 giường trong tuần tới, để có thể nhận thêm các bệnh nhân ngoài cụm trong tình huống khẩn cấp và nâng cao chất lượng điều trị.

"Trang thiết bị máy móc cơ bản đã có sẵn trên nền triển khai giai đoạn trước. Đáng lo nhất là mặt nhân sự, vì nhân sự thành phố thời gian qua phải chi viện cho các tỉnh miền Tây, cho y tế cơ sở", BS Linh trăn trở.

Một trong những bệnh nhân trẻ tuổi tại khu ICU 2B là anh Nguyễn Thanh Bình (ngụ TP Thủ Đức). Anh cho biết sau khi TP mở cửa, bản thân đã đi làm trở lại bình thường, không ngờ lại nhiễm COVID-19 và bệnh tình chuyển nặng nhanh đến vậy.

"Cứ nghĩ tiêm vắc xin là an tâm rồi, không lường trước nguy cơ nhiễm bệnh. Giờ chỉ mong nhanh hết bệnh để được trở về với vợ con, ba ngày qua không có tin tức, thấy nhớ và lo cho gia đình hơn cả bản thân mình", anh Bình nghẹn ngào.

Ngoài lực lượng chính thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhân dân 115 đang tiếp quản Bệnh viện hồi sức COVID-19, mới đây Sở Y tế đã điều động nhân lực từ hai bệnh viện Ung bướu và Trưng Vương để hỗ trợ thêm.

Tuy nhiên, đúc kết kinh nghiệm từ nhiều đợt dịch trước, BS Linh cho rằng bắt buộc phải "trộn lại" nhân lực để có đầy đủ các chuyên khoa. Sau đó đào tạo tại chỗ, đào tạo cuốn chiếu trong từng giai đoạn thì mới đáp ứng được chuyên môn điều trị.  

Cuộc chiến lại tiếp tục ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM - Ảnh 2.

Theo các bác sĩ, hiện nay bệnh viện có khoảng 50 bệnh nhân thở máy, 40 bệnh nhân thở HFNC và không có bệnh nhân phải dùng ECMO - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Cuộc chiến lại tiếp tục ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM - Ảnh 3.

Những bệnh nhân nhập viện và trở nặng đa phần là người cao tuổi và mang bệnh nền như huyết áp cao, đái tháo đường, suy tim... - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Cuộc chiến lại tiếp tục ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM - Ảnh 4.

Có những bác sĩ, nhân viên y tế phải làm việc xuyên suốt từ đầu đợt dịch thứ 4 đến hiện nay vẫn chưa bước ra khỏi bệnh viện - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Cuộc chiến lại tiếp tục ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 lớn nhất TP.HCM - Ảnh 5.

Theo BS Trần Thanh Linh, tiêm vắc xin là yếu tố quan trọng giúp các bệnh nhân giảm diễn tiến nặng, giảm các tổn thương phổi, tình trạng nặng chủ yếu đến từ bệnh nền sẵn có - Ảnh: CẨM NƯƠNG

53,3% bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 bị rối loạn lo âu

TTO - Kết quả khảo sát đánh giá sức khỏe tinh thần của bệnh nhân mắc COVID-19 tại các khoa điều trị ở Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức cho thấy có 20% bệnh nhân bị trầm cảm, 53,3% rối loạn lo âu và 16,7% bị stress.

CẨM NƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở ản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Đau hạ sườn phải sau khi ăn uống, bệnh gì? Ký sinh trùng ngoi lên đường mật tạo sỏi. Sỏi đúc khuôn đường mật gây biến chứng ung thư, làm sao ngăn ngừa?

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar