19/10/2013 06:02 GMT+7

Cước 3G: chưa quản chặt, dân còn thiệt

NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

TT - Tăng cước 3G chỉ là một trong vô số ví dụ về việc lợi dụng vị thế kẻ mạnh của doanh nghiệp để chèn ép người tiêu dùng đã và đang xảy ra ở nước ta.

Phóng to
Nhiều ý kiến cho rằng cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng dịch vụ viễn thông - Ảnh: Quang Định

Một khi được độc quyền hoặc ít nhất là thống lĩnh được thị trường thì doanh nghiệp muốn giá nào người tiêu dùng phải chấp nhận giá đó do không có quyền lựa chọn. Thông thường, người ta sẽ tăng giá từ từ, thành nhiều lần và cứ mỗi lần tăng giá lại nói rằng mình đang lỗ, do giá bán đang thấp hơn giá thành. Vấn đề là giá thành được cấu tạo như thế nào thì xã hội lại không biết và không thể biết. Với nhiều ngành nghề, doanh nghiệp không có bổn phận phải công khai giá thành với xã hội. Vả lại trong chừng mực tôn trọng các luật chơi về cạnh tranh, doanh nghiệp có quyền ấn định giá bán được cho là có lợi nhất cho mình.

Nhưng một cách ngoại lệ, doanh nghiệp nắm độc quyền hoặc có địa vị khống chế hoặc hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gắn với nhu cầu thiết yếu của xã hội phải cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng với giá cả hợp lý. Nói doanh nghiệp “phải” nghĩa là doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện. Để trách nhiệm được bảo đảm tôn trọng, cần đặt nó trong một khung pháp lý chặt chẽ chứ không thể chỉ dựa vào ý thức tự giác của con người.

Luật phải có những quy định nghiêm cấm hành vi thông đồng giữa các doanh nghiệp nhằm tạo ra nhóm độc quyền hoặc có khả năng chi phối mạnh, từ đó có điều kiện thao túng thị trường. Luật cũng phải đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ tối cần thiết cho sinh hoạt của người dân phải nghiêm chỉnh tôn trọng biên độ dao động giá được định sẵn trên cơ sở những tính toán khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó cần đề ra những biện pháp chế tài mạnh mẽ, nghiêm khắc, thể hiện tính răn đe của luật pháp.

Ở Pháp, người ta vẫn nhắc đi nhắc lại vụ xử phạt vào năm 2005 đối với ba nhà mạng điện thoại di động về hành vi thông đồng về giá để bắt chẹt người tiêu dùng. Ba nhà mạng chia nhau kiểm soát gần như toàn bộ thị trường. Thay vì cạnh tranh với nhau bằng cách cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm giá bán để người tiêu dùng được hưởng lợi, các nhà mạng lại đồng lòng hét giá cao với mong muốn cùng thu lợi lớn. Bị công luận phản ứng dữ dội, các nhà mạng vẫn khăng khăng giữ giá và cuối cùng bị hội bảo vệ người tiêu dùng kiện. Trước tòa án, doanh nghiệp bị quy kết là có hành vi đi ngược lại nguyên tắc tự do cạnh tranh nhằm thu lợi bất chính và bị phạt tiền, đồng thời bị buộc phải định lại giá dịch vụ cho hợp lý. Tổng số tiền phạt lên tới hơn 534 triệu euro, vượt xa số lợi nhuận thực tế, không chỉ được coi là mức phạt kỷ lục. Trên hết, đó là nỗi ám ảnh đối với doanh nghiệp vi phạm, khiến họ không dám tái phạm, đồng thời cũng là bài học chung cho các doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh..

Việc các nhà mạng đồng loạt tăng giá cước 3G và những vụ tăng giá gây bức xúc dư luận trong thời gian qua khiến người ta tự hỏi: liệu pháp luật nước ta đã có đủ các quy định cần thiết cho phép ngăn chặn, đẩy lùi một cách có hiệu quả thiên hướng thao túng, lũng đoạn thị trường để trục lợi của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp độc quyền? Cũng có thể luật pháp không thiếu, nhưng không được thực thi nghiêm chỉnh do bộ máy kiểm tra, giám sát yếu kém, bị che mắt...

Dù trong trường hợp nào, trách nhiệm đối với các vụ tăng giá gây bức xúc xã hội phần lớn thuộc về các cơ quan được trao chức năng xây dựng khung pháp lý và chức năng quản lý trong các lĩnh vực có liên quan.

Cần nâng cao vai trò giám sát

Theo đề án tái cơ cấu VNPT vừa được Bộ Thông tin - truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ, MobiFone sẽ được tách ra khỏi VNPT và đưa về trực thuộc Bộ Thông tin - truyền thông. Phương án này được trông đợi sẽ tạo ra một thế kiềng ba chân trên thị trường viễn thông VN với ba nhà mạng lớn, độc lập nhau gồm Viettel, MobiFone và Vinaphone. Do đó đề án không chỉ nhằm tái cơ cấu VNPT mà còn được xem là cơ hội và điều kiện để tái cơ cấu thị trường viễn thông theo hướng cạnh tranh lành mạnh hơn.

Có hai phương án được Bộ Thông tin - truyền thông đưa ra gồm tách MobiFone hoặc tách Vinaphone ra khỏi VNPT. Tuy nhiên, phương án được đề xuất lựa chọn là tách MobiFone do nhà mạng này đang có năng lực và hiệu quả sản xuất tốt hơn Vinaphone nên việc tách khỏi VNPT sẽ không khiến MobiFone “chết” mà sẽ giúp nhà mạng này trở thành một doanh nghiệp viễn thông đủ sức cạnh tranh với Vinaphone và Viettel. Mặt khác, MobiFone là một thương hiệu mạnh nên tách khỏi VNPT sẽ đảm bảo việc tiến hành cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng. Việc tách MobiFone cũng sẽ buộc VNPT phải cơ cấu lại Vinaphone để hoạt động hiệu quả hơn.

Theo TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch - đầu tư, VNPT có truyền thống lâu nhất, và đến nay sức cạnh tranh của họ đã kém. Vì vậy tách một đơn vị di động ra là cần thiết. Nếu tách một đơn vị như MobiFone ra, cần phải gắn với cổ phần hóa, đa sở hữu, đây mới là vấn đề quyết định.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng vấn đề đặt ra là khi tách MobiFone có thể tăng được sự cạnh tranh không? Bà Lan phân tích: “Theo tôi là không đơn giản. Bởi các nước như Hàn Quốc, mỗi lĩnh vực như ôtô, đóng tàu... họ thường thiết lập khoảng ba doanh nghiệp lớn, cạnh tranh với nhau, và chỉ cần ba đơn vị đã có thể có sự cạnh tranh. Nhưng ở VN lại không hẳn vậy. Bởi cả ba đều là doanh nghiệp nhà nước, vẫn được cho là công cụ của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo. Nên họ có thể dễ dàng liên kết với nhau, ngấm ngầm nhận dạng lợi ích chung và cùng tiến đến”.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng bên cạnh việc tạo thêm doanh nghiệp cho thị trường, để tăng tính cạnh tranh, cần nâng cao hơn vai trò của các cơ quan nhà nước trong giám sát thị trường, xử lý độc quyền. Theo bà Lan, VN có hàng loạt luật như Luật cạnh tranh, Luật bảo vệ người tiêu dùng... nhưng vẫn còn hạn chế. Cơ chế thực thi luật yếu, cần phải xem xét nâng lên. Như Cục Quản lý cạnh tranh, vai trò của họ rất lớn, nhưng thực tế khi có vụ việc xảy ra thì phản ứng yếu ớt, chỉ có thể nói “xem xét”... Đơn giản vì họ chỉ là một cục trong bộ, bản thân tổ chức của cục cũng như hội đồng cạnh tranh chưa thuận để họ có thể vào cuộc nhanh, với những trường hợp đặc biệt có thể đưa ra kết luận nhanh, trong một vài tháng. Cần nâng cao tính độc lập và mạnh mẽ của những cơ chế như Cục Quản lý cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng... để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và xử lý kịp thời những trường hợp liên kết nâng giá...

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar