03/08/2017 15:01 GMT+7

Cùng xem 'những câu chuyện' của gốm Nam bộ

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng sản phẩm gốm Nam bộ khai mạc sáng 3-8 tại Nhà triển lãm TP.HCM (92 Lê Thánh Tôn - Q1) quy tụ khoảng 500 hiện vật của hơn 90 nhà sưu tập tư nhân đến từ 14 tỉnh thành.

Khách tham quan tại một góc triển lãm trong buổi khai mạc - Ảnh: L.Điền

“Gốm Nam Bộ” là cụm từ chỉ chung cho các loại gốm sứ sản xuất tại vùng Xóm Lò Gốm của Sài Gòn xưa, cùng với các sản phẩm của các lò gốm ở Biên Hòa (Đồng Nai) và Lái Thiêu (Bình Dương) từ giữa thế kỷ 19 đến nay.

Triển lãm lần này tập trung vào nội dung “minh văn trên sản phẩm gốm”, với cách hiểu minh văn là những câu chữ được nghệ nhân/ nhà sản xuất in, khắc trên sản phẩm.

Những câu chữ này mang thông tin của sản phẩm, và trong nhiều trường hợp còn chứa đựng cả phong cách sản xuất, hoàn cảnh ra đời sản phẩm, thú chơi của người xưa...

Cũng có những sản phẩm gốm mang câu chữ có nội dung ghi lại những sự kiện đặc biệt, như trường hợp chiếc chậu men xanh trắng mang dòng chữ Hán “Nghĩa An học hiệu huệ tồn, Nam Phong kính tặng” cho thấy đây là chiếc chậu được lò Nam Phong (ở Sài Gòn) làm để tặng cho trường Nghĩa An, niên đại còn ghi là năm Bính Tý (1936?).

Hay chiếc bình hoa của lò Nam Phong có các chữ ghi nội dung “nghĩa mãi cứu tai, vị quốc tranh quang” được giới nghiên cứu đoán định đây là sản phẩm làm ra nhân dịp kêu gọi mọi người mua để ủng hộ cho một đợt cứu giúp đồng bào bị tai nạn (nghĩa mãi cứu tai) có tầm quốc gia (vị quốc tranh quang - thi đua vì nước).

Trong loạt sản phẩm này có hai sản phẩm gốm Nam bộ nhưng dùng điển tích và thơ Trung Quốc, đó là chiếc đôn dạng trống, men xanh trắng có viết 2 bài thơ, một bài là Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên, và bài cổ thi “Xuân du phương thảo địa”; và thứ hai là chiếc độc bình của lò Chấn Hoa (Sài Gòn) vẽ tích “Uyên Minh ái cúc”.

Đây là một trong những dấu chỉ cho thấy phong cách tập cổ và dụng điển trên các sản phẩm gốm Nam bộ thời xưa.

Ngoài ra còn có các cụm sản phẩm độc đáo như bộ sưu tập thố, bình, gạc bù lệch là sản phẩm của họa sĩ/ nghệ nhân Lâm Đào Xương; bộ thố, đĩa, ống giắt đũa gốm men nhiều màu vẽ đề tài con gà.

Và đặc biệt là bức tượng danh nhân Nguyễn Trãi bằng gốm Biên Hòa men nhiều màu với đường nét hoa văn và tạo hình thật sinh động.

Trong số các sản phẩm gốm Lái Thiêu tại triển lãm có chiếc chóe men xanh ngọc cao gần 1m với dòng chữ nổi “Hứa Trạch Tây liệt sĩ”, bên trên còn dòng chữ “tinh trung báo quốc”.

Chiếc chóe này của nhà sưu tập Nguyễn Thành Nhân (TP.HCM) sưu tập được cách nay 3 năm tại miền Tây Nam bộ. Ông Nhân cho rằng có thể đây là sản phẩm thuộc dòng gốm làm để tưởng niệm, ghi nhớ công lao những người có công hoặc được người thân ngưỡng vọng.

Triển lãm được chung tay tổ chức bởi CLB Gốm Lái Thiêu, Bảo tàng gốm sứ Hà Nội và các nhà sưu tập từ các tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vũng Tàu, TPHCM, Bình Dương, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp..., kéo dài đến ngày 12-8.

Độc bình với tranh vẽ đề tài "Uyên Minh ái cúc", của nhà sưu tập Trần Trọng Khải - Ảnh: L.Điền
Chiếc đôn dạng trống có hai bài thơ chữ Hán - Ảnh: L.Điền
Chiếc chậu do lò Nam Phong làm tặng trường Nghĩa An, của nhà sưu tập Đỗ Kim Quyên - Ảnh: L.Điền
Tượng Nguyễn Trãi bằng gốm Biên Hòa, của nhà sưu tập Đức Huy - Ảnh: L.Điền
Bộ thố, dĩa vẽ đề tài con gà - Ảnh: L.Điền
Cụm sản phẩm của họa sĩ, nghệ nhân Lâm Đào Xương - Ảnh: L.Điền
Nhà sưu tập Nguyễn Thành Nhân bên chiếc chóe gốm Lái Thiêu đặc biệt - Ảnh: L.Điền
LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar