05/01/2017 16:56 GMT+7

Cưng chiều con quá mức, giờ lớn con...làm biếng

THÙY LINH (TP.HCM)
THÙY LINH (TP.HCM)

TTO - Tôi lấy chồng năm 24 tuổi nhưng mãi đến khi 32 tuổi mới sinh được con trai đầu lòng. Vì thế, cả hai vợ chồng đều cưng con hết mức, không dám để cho con làm việc gì, bởi sợ con còn vụng về, dễ gây tai nạn hại bản thân.

Khi con lớn thì tôi lại muốn cháu tập trung cho việc học, không phải vướng bận việc nhà. Có lẽ vì vậy mà "hắn" quá lười.

Tôi chỉ nhận ra mình đã sai trong cách dạy con khi phát hiện ra con trai không chỉ lười biếng mà còn ỷ lại, không có ý thức sống gọn gàng, ngăn nắp.

Năm nay cháu đã học lớp 11 nhưng ăn chuối xong thì bạ đâu vứt vỏ đó chứ không bỏ vào thùng rác. Khi thay đồ thì sau đó ngay chỗ cháu đứng sẽ có 1 bộ đồ dơ dưới đất mặc dù sọt để đồ dơ chỉ cách đó vài bước chân.

Có bữa, nhà hết nước uống trong khi tôi vắng nhà, thế là cháu thà nhịn khát chứ không chịu nấu nước uống dù nhà dùng bình nấu nước siêu tốc.

Tôi la con, giải thích cho con đủ điều về việc phải giúp đỡ mẹ làm việc nhà, phải tự phục vụ bản thân mình trước... Nhưng cháu bực dọc phản ứng lại rằng mẹ quá khó tính, mẹ đòi hỏi quá cao trong khi con rất bận rộn, bài vở ngập đầu (ở lớp cháu học đạt mức khá).

Tôi nói làm việc nhà cũng là một cách tập thể dục và giải trí. Cháu gạt ngay, bảo "giải trí như thế thì thà con khỏi giải trí".

Tôi liệt kê danh sách một số việc nhà và giao cho cháu và em trai. Năm nay cháu nhỏ nhà tôi gần 5 tuổi, rút kinh nghiệm từ thằng anh nên tôi tập cho cháu nhỏ làm việc nhà từ nhỏ. Nhưng hai anh em tị nạnh nhau suốt.

Ví dụ như dọn cơm thì anh lấy chén, xới cơm, còn em lau bàn ăn,  lấy đũa, lấy nước tương,...nhưng trên thực tế có ngày vợ chồng tôi kêu mỏi miệng hai đứa cũng chẳng thèm bước xuống phòng ăn mà nằm lì trong phòng coi ti vi.

Một phần sốt ruột, một phần vì muốn làm cho xong, ăn uống rồi còn nghỉ ngơi nên hai vợ chồng tôi tự làm luôn.

Khi ba mẹ dọn cơm xong xuôi 2 đứa mới xuống, chỉ việc ngồi vào và ăn. Tôi la thì đứa lớn cãi lại: "Những việc nhỏ nhặt của phụ nữ  như vậy mà mẹ cứ bắt con trai làm".

Tôi càm ràm phòng con quá dơ và bừa bãi, dọn dẹp đi. Hắn cãi: "Con không thấy bừa bãi, nếu mẹ thấy bừa bãi thì mẹ dọn đi".

Tôi sai con làm việc này việc kia, hắn liền to tiếng: "Chẳng lẽ con sinh ra để phục vụ cho mẹ thôi hay sao? Con còn bận học!"

Mới đây nhất, đứa nhỏ đã làm cho tôi "đứng hình". Nhiệm vụ của cháu là dọn bàn sau khi cả nhà ăn cơm xong. Nhưng cháu cứ lần lữa không chịu làm. Khi tôi nhắc thì cháu phản ứng: "Sao ăn cơm xong, ba mẹ và anh hai là người lớn mà ngồi chơi, bắt một đứa con nít như con dọn bàn?".

Trời ơi! Tôi sửa hai đứa như thế nào đây? Tôi nghĩ mình đã quá sai rồi mà không biết làm sao sửa chữa. 

Bạn có ý kiến gì về câu chuyện của chị Thùy Linh? Bạn có những kinh nghiệm, câu chuyện hay nào liên quan đến xử lý tình huống này? Mời bạn chia sẻ ở ô BÌNH LUẬN dưới bài viết.
THÙY LINH (TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Quảng cáo lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trên mạng

Công an tỉnh Đắk Lắk cảnh báo các chiêu trò lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 để thí sinh, người nhà nhận diện, phòng tránh rủi ro.

Quảng cáo lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trên mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar