15/01/2005 09:18 GMT+7

Cúm gia cầm: Chặn đứng, tiến tới kiểm soát

     Thanh Sơn
     Thanh Sơn

TT - Ngày 14 -1 tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm.

Phóng to
Mua bán gà vịt tự do thoải mái tại chợ gia cầm tự phát bên quốc lộ 1A ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An giáp ranh với xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: N.C.T.
TT - Ngày 14 -1 tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm.

Gia cầm qua kiểm dịch: chưa an toàn

Ông Phan Xuân Thảo, chi cục phó Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết ngay cả gia cầm đã qua kiểm dịch tại các điểm giết mổ tập trung cũng bị phát hiện nhiễm virus cúm H5 (3/58 mẫu xét nghiệm lấy từ điểm giết mổ tập trung nhiễm virus H5). Như vậy ngay cả với gia cầm được cho là an toàn... cũng chưa an toàn tuyệt đối.

Trong khi đó, cục phó Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Nga cảnh báo: “Từ tháng 3-2004 đến nay, tất cả những người mắc bệnh do virus H5N1 đều tử vong, người bệnh hầu hết đều còn rất trẻ: 8-18 tuổi”. Cũng theo ông Nga, hầu hết người bệnh đều ít nhiều liên quan đến gia cầm bệnh như ăn gia cầm, làm gia cầm hoặc sống gần đàn gia cầm nhiễm bệnh. Cá biệt có bệnh nhân chỉ tắm trên dòng sông có gia cầm chết bị người dân vứt bỏ cũng nhiễm bệnh và... tử vong.

PGS -TS Phạm Ngọc Đính - viện phó Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương - cho biết hiện việc điều trị bệnh nhân cúm gia cầm vẫn phải trông chờ vào thuốc văcxin nhập ngoại, tuy nhiên ông Đính cũng đưa ra một thông tin vui: “Được phép của Bộ Y tế chúng tôi đang nghiên cứu văcxin ngừa cúm gia cầm cho người, hi vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ có văcxin để thử nghiệm”.

Có nên dùng văcxin cho gia cầm?

Huy động mọi lực lượng dập tắt ngay các ổ dịch

(TT-Hà Nội) - Hôm qua 14-1, Thủ tướng Chính phủ gửi công điện khẩn cho UBND các tỉnh, thành phố và một số bộ, ngành chức năng yêu cầu phải tập trung huy động mọi lực lượng, chỉ đạo quyết liệt các biện pháp để phong tỏa, dập tắt ngay các ổ dịch, điểm dịch khi mới phát dịch, phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của mình. Công điện nêu rõ: cần chỉ đạo tăng cường quản lý về vệ sinh thú y đối với đàn gia cầm, nhất là đàn thủy cầm, kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia cầm và áp dụng kiên quyết các biện pháp về phòng chống dập dịch; phối hợp kiểm soát chặt, ngăn chặn kịp thời việc nhập lậu gia cầm qua biên giới đường bộ và đường thủy.

Đây là vấn đề được tập trung thảo luận nhiều nhất tại hội nghị, khi Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng như Chi cục Thú y TP đề nghị Bộ NN & PTNT cho phép TP sử dụng văcxin trong phòng chống dịch cúm gia cầm vì vừa qua TP.HCM đã thử nghiệm thành công phương pháp này và có kết quả rất tốt. Đề nghị này đã vấp phải một số phản ứng của các địa phương khác cũng như các nhà khoa học.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng bộ môn virus Viện Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT), việc sử dụng văcxin hiện còn lúng túng trên thế giới vì quản lý tiêm phòng văcxin cúm gia cầm không giống với tiêm phòng văcxin khác. Tỉnh nào xây dựng được cơ chế theo dõi đàn gia cầm tiêm phòng văcxin thì nên dùng, vì nếu quản lý không kỹ có thể sẽ cho ra một loại virus mới nguy hiểm hơn.

Phát biểu ý kiến về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Bộ NN & PTNT phối hợp với Bộ Y tế thành lập Hội đồng khoa học tư vấn sử dụng văcxin, và theo thông báo của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng thì vào trưa cùng ngày hội đồng này đã đưa ra quyết định: “Không sử dụng văcxin sống nhưng đồng ý cho các địa phương sử dụng văcxin chết trong phạm vi có kiểm soát”.

Cần huy động tổng lực

TP.HCM là đơn vị “kêu” nhiều nhất về việc này, ông Nguyễn Thiện Nhân đề xuất ở những vùng giáp ranh nên có trạm kiểm soát liên tỉnh, trong đó có đại diện của Cục Thú y hoặc trung tâm thú y vùng. Ông Nguyễn Xuân Thảo kiến nghị: “ Bộ, cục cần thông tin nhanh hơn tình hình kiểm soát dịch tễ, vừa qua chúng ta nhận được thông tin hằng ngày trên các báo đài, còn thông tin trên hệ thống chính thống phải mất 7-10 ngày, vì vậy địa phương gặp rất nhiều khó khăn”. Chi cục trưởng Chi cục Thú y Bến Tre cho rằng biện pháp xử lý còn mơ hồ, chỉ tuyên truyền khuyến cáo, còn hiệu quả đến đâu thì chưa biết được. Kết quả xét nghiệm cũng chậm, từ khi gửi mẫu đến khi nhận kết quả thì... gia cầm đã chết gần hết!

Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý các địa phương về nguy cơ phát dịch ở những hộ nuôi nhỏ lẻ, đặc biệt vấn đề nghiêm trọng là quản lý đàn vịt chạy đồng. Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải làm gấp công tác hỗ trợ người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy vì bộ nghe dân “kêu” rất nhiều về việc này.

     Thanh Sơn

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk vừa qua đời do bệnh dại vì từng nhiều lần bị chó cắn nhưng không được người nhà đưa đi tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Mới đây, Công an TP.HCM kiểm tra, phát hiện 3 cơ sở sơ chế hoa chuối tại khu dân cư Bến Lức (phường Bình Đông, TP.HCM) ngâm hàng trăm kg hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc trước khi bán ra thị trường.

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Tin tức đáng chú ý: Luật Bảo hiểm y tế vừa sửa đổi nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở; Một phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại Hải Phòng, cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar