28/05/2019 10:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cực hiếm gặp: trăn tự sinh con không cần thụ tinh

MINH HẢI
MINH HẢI

TTO - Dù đã được nuôi tách biệt, không cho tiếp xúc với con đực nhưng con trăn Anaconda trong thủy cung ở Boston (Mỹ) đã khiến giới khoa học và nhân viên ‘không thể tin nổi’ khi sinh con mà không hề có sự thụ tinh.

Cực hiếm gặp: trăn tự sinh con không cần thụ tinh - Ảnh 1.

Hình ảnh của một trong hai con trăn con. Trăn anaconda là một chi rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Chúng gồm các loài màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen. Con trưởng thành có thể dài tới 9m, nặng 250kg - Ảnh: Thủy cung New England

Con trăn Anaconda 8 năm tuổi, được các nhân viên thủy cung New England trìu mến gọi là Anna. Anna được nuôi tách cùng vài con trăn đực khác nhằm ngăn chặn việc sinh sản. Thế nhưng con trăn cái dài 3 mét lại sinh sản một cách tự nhiên mà chẳng cần bất cứ con đực hay một sự thụ tinh nhân tạo nào.

Các nhân viên thủy cung đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra trăn sơ sinh bên cạnh Anna. Anna sinh 3 con, nhưng một con đã chết sau đó vài ngày.

Sự việc bất ngờ khiến phía thủy cung phải mang những con trăn nhốt cùng hồ với Anna xét nghiệm lại giới tính. Họ cũng kiểm tra lại quá trình sinh sống của Anna xem nó có tiếp xúc với con trăn đực nào không. 

Sau khi loại trừ mọi khả năng, các chuyên gia động vật tin rằng Anna đã sử dụng phương thức sinh sản cực hiếm gặp là trinh sản.

Trinh sản (parthenogenesis) còn gọi là trinh sinh - sự sinh sản trinh nữ - là một hình thức sinh sản mà trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới. Hình thức sinh sản này thường bắt gặp ở rệp, côn trùng, giun nhưng cực kỳ hiếm gặp ở các loài động vật có xương sống - đặc biệt trăn, rắn là loài sinh sản lưỡng tính.

Đây không phải lần đầu tiên trăn Anaconda trinh sản. Một trường hợp trăn Anaconda tự sinh khác từng được ghi nhận vào năm 2014 ở Anh.

Sau khi kiểm tra DNA của hai con trăn sơ sinh, các nhà nghiên cứu bất ngờ thêm lần thứ hai khi cả hai con đều có DNA trùng khớp với Anna. Giống như hai bản sao di truyền đầy đủ của con mẹ.

"Việc Anna tự sinh con khiến chúng tôi rất bất ngờ. Đây là một cách sinh sản độc đáo và tuyệt vời, nhưng khả năng sinh tồn thấp so với sinh sản hữu tính. Thật may mắn, hai con trăn con phát triển khá khỏe mạnh", Tony LâCse - phát ngôn viên của thủy cung cho biết.

Hiện tại, cả ba mẹ con Anna vẫn khỏe mạnh và được các nhân viên thủy cung chăm sóc tốt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu 'bắt' được ánh sáng trong thời gian ảo

Các nhà khoa học Mỹ vừa quan sát được ánh sáng khi nó di chuyển trong 'thời gian ảo - một khái niệm toán học tưởng chừng không có thực.

Lần đầu 'bắt' được ánh sáng trong thời gian ảo

Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già

Hyundai hiện đang hoàn thiện hai dòng sản phẩm then chốt: robot hình chó Spot cho giám sát công nghiệp và robot hình người Atlas.

Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già

Huyện ở Đà Nẵng làm AI để giải đáp thông tin cho người dân về chính quyền 2 cấp

Huyện ở Đà Nẵng ứng dụng AI để giải đáp thông tin cho người dân về chính quyền địa phương 2 cấp và các thủ tục hành chính.

Huyện ở Đà Nẵng làm AI để giải đáp thông tin cho người dân về chính quyền 2 cấp

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Khi chạy thử nghiệm, tàu chạy bằng amoniac nguyên chất thải ra CO2 gần như bằng 0, đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng oxit nitơ (NO) phát thải.

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tỉnh Lạng Sơn chính thức đón bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và gia nhập mạng lưới 229 công viên thuộc 50 quốc gia.

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Nếu tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' 2024 YR4 đụng trúng Mặt trăng vào 7 năm nữa, các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh đang quay quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar