22/11/2012 06:16 GMT+7

Cửa thư họa mở vào văn chương

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TT - Lần đầu tiên, một triển lãm cá nhân đã đưa hàng loạt tác phẩm Hán Nôm thuộc dòng văn học trung đại VN trình hiện trước công chúng qua nghệ thuật thư pháp với nhiều chất liệu giấy và nhiều phong cách thể hiện.

Phóng to

Anh Lâm Hán Thành bên các bài thơ thiền của Trần Nhân Tông - Ảnh: L.Điền

Đó là triển lãm thư pháp Hán Nôm của nhà thư pháp Lâm Hán Thành diễn ra ba ngày từ 23 đến 25-11 tại Nhà triển lãm TP.HCM (92 Lê Thánh Tôn, Q.1).

Bút hoa châu ngọc

Trong khi các tác phẩm văn học Hán Nôm thuộc giai đoạn cổ - trung đại VN thường chỉ được đề cập trong các giờ giảng dạy theo sách giáo khoa và phần lớn khó gây hứng thú cho các bạn trẻ, nhà thư pháp Lâm Hán Thành cho rằng đây là một kho tàng châu ngọc chưa khai thác và phát huy hết giá trị.

Trong triển lãm lần này, anh tuyển chọn một số danh tác được xem như tuyệt phẩm của văn học Hán Nôm VN để vận bút thực hiện thành các tác phẩm thư pháp kỳ công.

Và triển lãm như một chuyến du ngoạn trong rừng văn biển chữ, để chiêm ngưỡng những lời văn khúc chiết của chính luận, ý tứ siêu thoát của thơ thiền, ngôn từ hoa mỹ của từ phú...

Sẽ có dịp bắt gặp bốn bài thơ thiền của Trần Nhân Tông được thể hiện theo phong cách lệ thư trên bốn bức giấy xuyến hình quạt; bài Vạn Kiếp tông bí truyền thư tự của Trần Khánh Dư sánh vai với Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Ðĩnh Chi; các bài nguyên tác Hán văn về sự tích bánh chưng, truyện Mai An Tiêm, sự tích Hòn Vọng Phu, truyện về trống đồng... trích trong Việt điện u linh.

Và tác giả thư pháp cũng ý tứ sử dụng lối hành thảo để thể hiện tiếng hú dài (trường khiếu nhất thanh) trong bài Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư, bên cạnh là Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi, nỗi niềm trong Trung thu cảm sự của Nguyễn Phi Khanh. Cao Bá Quát cũng tề tựu cùng bài Tài mai nổi tiếng, Hồ Chí Minh trang trọng với bốn câu Tầm hữu vị ngộ...

Thư pháp chữ Nôm cũng là một phần đặc biệt của cuộc thưởng ngoạn, đó là chùm ba bài Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến; bài Thương vợ của Trần Tế Xương. Ðặc biệt có hai bản dịch từ Nôm sang Hán hai bài thơ Vịnh quạtQua đèo Ngang của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan.

Không gian triển lãm cũng được sáng tạo thêm về thiết kế, bài trí: có trưng bày một số triện khắc, một số sách chuyên ngành thư pháp... để hành trình thưởng lãm không đơn điệu, nhàm chán.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Giữ được chân người

Đến nay, anh Lâm Hán Thành đã tham gia hơn mười cuộc triển lãm thư pháp quốc tế tại nhiều nước. Kinh nghiệm từ những chuyến “mang chữ đi đánh xứ người”, lạ thay, lại hướng anh về với vốn liếng văn thơ cổ của VN. Anh kể về một thực tế: “Triển lãm thư pháp, hầu như các tác phẩm đều khai thác các bài văn, thơ của Trung Quốc.

Tôi tham gia từ năm 2006, sau vài lần thì nảy ra sáng kiến viết thư pháp thể hiện các tác phẩm văn học VN, hiệu ứng thấy ngay: giới thư pháp các nước dừng lại trước các tác phẩm của tôi lâu hơn, vì lần đầu tiên họ bắt gặp thư pháp Trung Quốc thể hiện tác phẩm VN. Tôi nghĩ, khi mình giữ chân người xem dừng lại với tác phẩm của mình cũng là một thành công”.

Khi “chuyển thể” mỗi tác phẩm văn thơ thành tác phẩm thư họa, cũng chính là quá trình sáng tạo lại của nghệ nhân thư pháp. Lâm Hán Thành bày tỏ niềm yêu thích đặc biệt với thơ VN giai đoạn cổ - trung đại: “Thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du thường có một nỗi buồn, hai ông tả sự mà có nhiều cảm sự.

Thơ Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương trong sáng; thơ Trần Nhân Tông, Mãn Giác thanh thoát, có ý đạo, không vương nỗi buồn... Tùy theo ý thơ, tôi chọn bút pháp, chọn giấy, dùng nước pha mực nhiều hay ít, cách hành bút nhanh hay chậm đều phải cân nhắc để thể hiện tốt nhất ý tứ trong tác phẩm văn, thơ.

Do vậy, với những bài thơ có tiết điệu khỏe khoắn, cảm hứng mạnh mẽ, nét bút của nghệ thuật thư pháp cũng mạnh mẽ, hào hứng; có tác phẩm ý tứ bình thường, giản dị, nhỏ nhặt thì bút pháp cũng đơn giản, nhẹ nhàng. Đó là cách hô ứng hỗ tương, bổ sung cho nhau giữa nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật văn chương”.

Trong khoảng sáu năm trở lại đây, giới thư pháp Hán Nôm khai thác rất thành công các tác phẩm văn học VN. Anh Lâm Hán Thành cho rằng đây là một cửa ngõ để các thư pháp gia VN hội nhập, giao lưu quốc tế.

Anh Lâm Hán Thành lạc quan: “Thông qua thư pháp, người ta biết đến các tác phẩm văn thơ của tiền nhân, rồi họ sẽ đọc, tìm hiểu và như vậy là mình phổ biến, phát huy được giá trị của một dòng văn học quan trọng của ông cha mình”.

Vì vậy, hi vọng triển lãm này sẽ là một khởi đầu cho hành trình mới của văn học Hán Nôm VN.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hơn 135.000 hạt sen của họa sĩ Mộc Oanh, được trưng bày trong chuyên đề Miền Nam nhớ mãi ơn Người, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar