22/12/2005 14:08 GMT+7

Cư xử thế nào cho hợp tình hợp lý?

TTO
TTO

TTO - Cách đây 14 năm, chúng tôi là một cặp mà không ít người ghen tị, tình yêu thật trong sáng và hết mực thương yêu nhau.

Phóng to
TTO - Cách đây 14 năm, chúng tôi là một cặp mà không ít người ghen tị, tình yêu thật trong sáng và hết mực thương yêu nhau.

Do hoàn cảnh nhà tôi có biến động lớn, gia đình tôi phải di chuyển từ miền Bắc vào miền Trung và rồi vào miền Nam trong một hoàn cảnh khá khó khăn. Cũng từ hoàn cảnh đó, và với những lý do bất khả kháng mà dù không hề mong muốn, chúng tôi cũng phải xa nhau mà chẳng nói với nhau được một lời. Rồi cuộc sống không suôn sẻ, và lứa tuổi lúc đó "khá trẻ"... chúng tôi đường ai nấy đi, ai cũng có gia đình, cũng có một đứa con. Nhưng thực sự chúng tôi đã không tìm thấy hạnh phúc trong mỗi gia đình riêng ấy và chúng tôi đã quay trở lại với nhau sau 13 năm xa cách.

Tôi mới chia tay với cuộc sống cũ, con tôi đang ở với mẹ cháu vì cháu còn nhỏ, mới ba tuổi rưỡi. Còn cô ấy và con gái theo tôi vào Nam. Chúng tôi đến với nhau với tình cảm vẫn như xưa. Tôi thì do quen với môi trường và cuộc sống trong Nam đã 14 năm. Công việc tuy có thay đổi, nhưng bản chất công việc hiện tại vẫn thế, còn cô ấy thì gần như người đang chập chững trên miền đất xa lạ.

Cuộc sống vẫn tạm ổn, con cái vẫn học hành và chúng tôi đang có những dự định trong công việc và hướng cải thiện thực tại với mong muốn mỗi người đều phát huy được khả năng của mình. Có điều, thật khó xử khi Bố chồng cũ của cô ấy đang lâm bệnh nặng và khó qua. Người Bắc kẻ Nam, nghĩa tử là nghĩa tận. Cô ấy cũng rất muốn đưa cháu ra một lần. Cháu đang học lớp 1 và chuẩn bị tới kỳ thi. Bố chồng cũ của cô ấy thực sự là người rất tốt trong gia đình, rất quí cháu, thương cháu. Trong lúc này Ông rất muốn được gặp cháu.

Chúng tôi rất phân vân: Có nên để Mẹ cháu và cháu ra Bắc một lần không? Cũng khó khăn nhưng chúng tôi không phải là không thể thu xếp. Nhưng cô ấy nói: Nếu chồng cũ của cô ấy gửi tiền vào thì cô ấy sẽ ra, tôi thì không tán thành ý kiến đó, vì nếu trong hoàn cảnh bắt buộc, chúng tôi cũng có thể thu xếp được, và nếu có thăm Ông thì chúng tôi cũng không muốn như vậy. Vậy thưa TS, trong hoàn cảnh và điều kiện như vậy, chúng tôi nên cư xử thế nào cho hợp tình? Mong TS tư vấn giúp chúng tôi. (Một bạn đọc của Tuổi Trẻ, doitoibuon75@)

- TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn: Rất thông cảm và thực sự đồng cảm với những vấn đề mà anh đề cập trong thư. Không đặt nặng vào chuyện quá khứ của anh và chị mà theo tôi, chúng ta nên tập trung giải quyết vấn đề là có nên đồng ý để chị và cháu quay về Bắc để thăm ông lần cuối cùng hay không.

Anh cũng thừa nhận rằng ông nội của cháu là người rất tốt và anh cũng cảm nhận được về sự cần thiết của sự gặp gỡ (có thể là lần cuối) của ông và cháu thì còn do dự gì nữa? Dứt khoát là nguyện vọng ấy phải được thỏa mãn. Đừng để mọi người đều có thể trách mình và dĩ nhiên là trách anh nhiều nhất.

Mọi chuyện đã là quá khứ và hiện tại là điều quan trọng nhất cho nên khi anh đã đồng ý gá nghĩa với chị thì anh phải có trách nhiệm với chị cũng như có trách nhiệm với cháu (do cháu đang theo anh). Tán thành với việc là nếu chị đồng ý đi cùng cháu thì anh và chị sẽ hết sức cố gắng thu xếp chứ không thể “bị động” hay “phụ thuộc” như vậy. Trong trường hợp này, sự hết lòng của anh không chỉ là trách nhiệm mà còn là lương tâm.

Cũng xin nói thêm là chắc trước khi quyết định đến với nhau, anh chị đã suy nghĩ tất cả những khó khăn và áp lực rồi nên chương trình cũng không muốn đề cập lại. Chỉ xin nói thêm với anh rằng chúng ta có thể nghĩ đến những chyện xấu nhất có thể xảy ra thì vẫn phải cho chị và cháu ra Bắc.

Trường hợp thứ nhất là ông cháu chỉ bệnh thế thôi chứ không nặng lắm nhưng vẫn phải đi anh ạ! Đi để thể hiện sự hết lòng của mình. Cũng có thể là anh và chị đã từng suy nghĩ là đến khi ông qua đời thì mới đưa cháu đi nhưng làm như thế thì có ích gì? Cũng có thể ngoài ấy nhớ cháu quá và muốn bắt cháu nhưng chắc chắn là chuyện ấy phải do pháp luật phân xử và chị ấy vẫn được bảo vệ một cách nghiêm túc nên chị ấy phải thẳng thắn đối diện với sự thật.

Ít dòng chia sẻ cùng anh, hy vọng sẽ phần nào giải tỏa được nỗi lo của anh và gia đình. Chúc anh và chị cùng gia đình hạnh phúc vững bền!

* Mọi thắc mắc về tâm lý - tình yêu cũng như những kỹ năng sống, bạn hãy gửi về cho mục Tư vấn Tình yêu - Lối sống của Tuổi Trẻ Online, theo địa chỉ email: [email protected]

Để chính xác về nội dung cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode).

TTO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Phép bù trừ xây dựng gia đình hạnh phúc

Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM tuyên dương "Gia đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu" năm 2025 toàn TP.

Phép bù trừ xây dựng gia đình hạnh phúc

Đám cưới đặc biệt bên giường bệnh

Trong Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thông tin về một đám cưới xúc động đã diễn ra tại bệnh viện.

Đám cưới đặc biệt bên giường bệnh

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Thất nghiệp, khi rớt trúng ở độ tuổi trung niên, không chỉ là cú sốc nghề nghiệp mà còn tiềm ẩn nguy cơ rạn nứt trong đời sống hôn nhân.

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Yêu là phải biết ghen?

Tôi có một chị bạn nhắn tin nhờ tôi nghe tâm sự xem chị hành xử như vậy đúng hay sai. Khi chồng đi công tác xa về, chị ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ trên quần áo của anh.

Yêu là phải biết ghen?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar