14/11/2023 10:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cứ thấy tiện là xả rác và 'xả nước' ra đường?

Những tưởng dân khu phố tôi sẽ được hưởng thụ chút không gian xanh mát và trong lành của những con đường mới được làm lại nơi đây, nào ngờ chỉ vài ngày sau đó rác ơi là rác...

Các gốc cây trở thành nơi bỏ rác, bờ tường thành nơi tiểu tiện - Ảnh: MỸ LÝ

Các gốc cây trở thành nơi bỏ rác, bờ tường thành nơi tiểu tiện - Ảnh: MỸ LÝ

Khu phố tôi ở thuộc một phường trung tâm quận 10 (TP.HCM) với một trường điểm cấp 2, một trường cấp 1, một khu dân cư mới, công viên nhỏ và những con đường rộng rãi thoáng mát bao quanh với cây xanh rợp mát.

Những tưởng dân khu phố tôi sẽ được hưởng thụ chút không gian xanh mát và trong lành này, bởi nơi này gần giống đường nội bộ chạy quanh những khu vực trên, nên vắng xe cộ. Người dân ở đây và cả ở những phường khác thường đến đi bộ và tập thể dục mỗi sáng mỗi chiều.

Nhưng sự vui mừng này nhanh chóng chấm dứt, khi những lề đường thông thoáng ngập rác, ngập nước tiểu, phân chó và trên lòng đường là hàng dài xe ô tô, xe tải (chắc là được cho phép) đậu kín.

Mới đó thôi, mấy con đường nội bộ rộng rinh nơi này mới được làm - để phục vụ cho sự phát triển khu dân cư, trường học, đường - còn sạch tinh tươm vì một mặt giáp với bờ tường sau của một trường đại học.

Những cái cây xanh trồng trên lề đường lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc phủ tán xanh um, giữa đường còn có một hàng cây hoa huỳnh liên nở bông vàng rượm. Người dân khu phố tôi tự hào làm sao, vì chỉ một con đường ngắn ngắn bao quanh nơi mình ở, nơi con em mình đi học mỗi ngày mà vừa xanh vừa sạch, vừa thoáng vừa đẹp.

Vậy mà chỉ ngày một ngày hai đã đầy rác là rác. Mấy cụ hưu trí phường tôi phải nói là đi đầu trong phong trào giữ gìn vệ sinh khu phố. Các cụ cứ một hai tuần lại rủ nhau xách chổi ra dọn dẹp, hốt rác (việc hốt dọn này lại ít khi thấy các bạn áo xanh đoàn viên của phường).

Đống rác chù ụ ngay lề đường - Ảnh: MỸ LÝ

Đống rác chù ụ ngay lề đường - Ảnh: MỸ LÝ

Nhưng việc các cụ làm cũng trở thành công cốc khi dọn sạch được vài hôm thì mọi thứ trở lại như chưa từng được dọn.

Chúng tôi không biết rác từ đâu, sáng ngủ dậy lại thấy nào là nệm cũ, bàn ghế hư, bồn cầu bể, vải vụn... thậm chí cả những đống thuốc tây hết hạn đổ tràn lan chễm chệ trên lề đường trống.

Bờ tường vắng thì bắt đầu loang lỗ những bãi nước tiểu của dân shipper, tài xế xe... chảy dài ra cả lòng đường.

Lề đường ngày nào còn được phục vụ cho các cụ già, em nhỏ đi bộ tới lui vui hưởng chút không khí trong lành, nay không ai dám đi trên ấy vì ngày càng dơ, hôi và ngập rác.

Không đi trên lề thì xuống lòng đường, nhưng lòng đường vắng cũng được tận dụng cho xe đậu kín mít. Và khi lòng đường trở thành bãi đậu xe thì lề đường càng thêm dơ vì trở thành nơi xả rác, tiểu tiện vô tội vạ.

Mùi khai khẳm bốc lên nồng nặc, nhất là những ngày nắng nóng. Những gốc cây xanh trở thành nơi bỏ rác. Và người dân chúng tôi phải chịu đựng mỗi ngày, có tập thể dục nâng cao sức khỏe thì ráng vừa tập vừa bịt mũi.

"Sáng tạo" của ai đó với việc cắt đôi thùng nước - nối ống để xả nước tiểu xuống cống - Ảnh: MỸ LÝ

"Sáng tạo" của ai đó với việc cắt đôi thùng nước - nối ống để xả nước tiểu xuống cống - Ảnh: MỸ LÝ

Tôi nghĩ, chắc là khi cho sử dụng lòng đường vắng để làm bãi đỗ xe, "ở trên" cũng có giải pháp cho vấn đề vệ sinh công cộng đó, nhưng có lẽ vì bận nên chưa triển khai được chăng?

Nếu có "giá trị kinh tế" từ việc cho sử dụng lòng đường ở những con đường vắng như vậy thì ít ra người dân chúng tôi cũng được hưởng một chút giá trị của sự bình yên, sạch sẽ của môi trường, bằng cách có thể có những ràng buộc với những người thuê chỗ đậu xe phải bỏ rác đúng nơi, xả thải đúng chỗ (tôi thấy đường ở đây cũng có camera luôn mà). 

Hoặc ít ra cũng trang bị một nhà vệ sinh công cộng, thùng rác...

Còn một giải pháp nữa, nếu có thể, khuyến khích những hộ buôn bán thức ăn vặt, hay nước uống có thể đến kinh doanh, vì có sẵn nguyên một lề đường trống nhiều cây xanh. Miễn phí cho họ tiền mặt bằng, với cam kết họ phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Có người buôn kẻ bán, hẳn cũng không ai đến tiểu tiện hay dắt chó đi dạo ị bậy nữa.

Chuyện khu phố văn minh văn hóa - môi trường trong lành là chuyện ý thức như mọi người vẫn hay nói. Nhưng cấp quản lý có phải cũng đang tùy tiện sử dụng không gian, mặt bằng trống cho lợi ích riêng mà quên chuyện chung về môi trường, xả rác, xả thải cũng là một vấn nạn lớn.

Khi rác ngay dưới chân mình

Nạn xả rác bừa bãi nơi công cộng - và trong câu chuyện cụ thể này là ở phố đi bộ Nguyễn Huệ - là chủ đề dường như nói mãi vẫn luẩn quẩn khi chưa được giải quyết triệt để.

Để cùng bàn các giải pháp xây dựng một thành phố xanh, một nếp văn hóa đô thị rất cần được quan tâm đúng mực này, Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc có những góp ý, hiến kế xoay quanh chủ đề Làm sao để không còn nạn xả rác bừa bãi?

Email gửi về [email protected] hoặc [email protected]. Tuổi Trẻ Online mong đón nhận những trao đổi, góp ý từ bạn đọc.

Xả rác bừa bãi: Ý thức lùn, sao đòi văn hóa ứng xử cao!

Thực ra việc xả rác bừa bãi đã trở thành cố tật khó bỏ, nhiều người tiện tay như một thói quen, mà không chỉ ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Căn bệnh viêm tủy sống đến bất ngờ vào năm 4 tuổi khiến Tô Phương Bắc, cậu học sinh lớp 8D3 Trường THCS Bờ Y (tỉnh Kon Tum) bị bại liệt cả hai chân.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar