04/03/2022 06:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

COVID-19 thế giới 4-3: Nước Mỹ cần thêm tiền chống dịch, 1 triệu người nhiễm đi bầu ở Hàn

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Nhà Trắng yêu cầu Quốc hội Mỹ cấp khẩn 22,5 tỉ USD để đối phó COVID-19 sau khi sử dụng hết gần như toàn bộ số tiền đã được thông qua trước đó. Tại Hàn Quốc, lần đầu tiên số ca nhiễm mới vượt mốc 240.000.

COVID-19 thế giới 4-3: Nước Mỹ cần thêm tiền chống dịch, 1 triệu người nhiễm đi bầu ở Hàn - Ảnh 1.

Một người đàn ông đeo khẩu trang đi ngang qua tấm biển yêu cầu mọi người đeo khẩu trang tại một cửa hàng ở TP Los Angeles, bang California (Mỹ) vào ngày 2-3-2022 - Ảnh: AFP

Chính phủ Mỹ yêu cầu thêm 22,5 tỉ USD để đối phó COVID-19

Ngày 3-3, các quan chức Mỹ cho biết Nhà Trắng đang yêu cầu Quốc hội Mỹ cấp khẩn số tiền 22,5 tỉ USD để đối phó đại dịch COVID-19, sau khi gần như toàn bộ số tiền dành cho việc đối phó dịch bệnh này đã được sử dụng hết.

Theo Hãng tin AFP, số tiền được các nhà lập pháp Mỹ thông qua trước đây - trong đó có Kế hoạch Giải cứu Mỹ trị giá 1.900 tỉ USD - đã cạn kiệt. Các sáng kiến chẳng hạn xét nghiệm COVID-19 miễn phí sẽ kết thúc vào mùa xuân này nếu không có thêm tiền.

Bà Shalanda Young, quyền giám đốc của Cục Quản lý hành chính và ngân sách (cơ quan trong nội các Mỹ), đã đưa ra yêu cầu nói trên trong bức thư gửi đến Quốc hội Mỹ.

"Các nguồn lực từ những dự luật phản ứng với COVID-19 trước đây đã cho phép chúng tôi tiêm vắc xin đầy đủ cho hơn 215 triệu người Mỹ, thực hiện 1 tỉ xét nghiệm miễn phí cho người Mỹ, đặt mua 20 triệu viên thuốc điều trị COVID-19... và cam kết tài trợ 1,2 tỉ liều vắc xin cho thế giới.

Những nguồn lực này cũng cho phép chúng tôi phản ứng mạnh mẽ với tình trạng gia tăng số ca mắc biến thể Delta và Omicron. Tuy nhiên, hiện tại gần như tất cả các khoản tiền này đã được sử dụng" - bà Young cho biết ngày 3-3.

Trong số 22,5 tỉ USD trong yêu cầu nói trên, khoảng 4 tỉ USD sẽ dành cho các nỗ lực tiêm chủng toàn cầu. Số còn lại sẽ được Bộ Y tế Mỹ chi cho việc xét nghiệm, thuốc kháng virus, kháng thể đơn dòng và các nghiên cứu vắc xin mới.

Yêu cầu trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ đang thương lượng về một gói viện trợ lớn hơn, mà họ hy vọng sẽ lồng vào đó thỏa thuận cấp tiền cho chính phủ trong khoảng thời gian còn lại của năm tài chính. Tiền để vận hành các cơ quan liên bang Mỹ sẽ hết vào ngày 11-3, và các lãnh đạo đảng tại Hạ viện và Thượng viện Mỹ hy vọng dự luật sẽ được thông qua trước ngày đó.

Hàn Quốc bầu cử tổng thống giữa dịch

Ngày 4-3, Hàn Quốc đã bắt đầu bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử tổng thống nước này giữa bóng đen COVID-19. Hãng tin Reuters cho biết có tới 1 triệu người mắc COVID-19 dự kiến sẽ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này.

Theo Ủy ban Bầu cử quốc gia, các nhân viên bầu cử đã được trang bị các thiết bị bảo hộ, trong đó có quần áo bảo hộ toàn thân và kính bảo hộ. Cử tri sẽ xịt thuốc khử trùng tay và đeo găng tay trước khi bỏ phiếu.

Với hơn 800.000 người mắc COVID-19 đang được điều trị tại nhà và gần 800 người đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, chính phủ và các quan chức y tế Hàn Quốc đã tìm cách tạo điều kiện cho các cử tri mắc COVID-19 đi bỏ phiếu, trong đó có việc sửa đổi luật bầu cử vào tháng trước.

Những người bị nhiễm bệnh hoặc đang trong diện cách ly có thể đi bộ hoặc đi taxi, xe cứu thương do các văn phòng địa phương cung cấp để đến được các điểm bỏ phiếu. Họ sẽ bỏ phiếu trong các gian cách ly và trong khung thời gian bỏ phiếu riêng.

Hàn Quốc đã thành công trong việc kiểm soát các đợt bùng phát dịch trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hiện tại sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đã khiến Hàn Quốc liên tiếp phá các kỷ lục về ca nhiễm. Theo Hãng tin Yonhap, ngày 3-3, lần đầu tiên Hàn Quốc ghi nhận hơn 240.000 ca nhiễm mới trong ngày.

Một số thông tin đáng chú ý khác về COVID-19 thế giới sáng 4-3:

- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết thuốc Molnupiravir - thuốc trị COVID-19 của Hãng dược Merck - nên được sử dụng bởi những người mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ nhưng có nguy cơ nhập viện cao, chẳng hạn người cao tuổi hoặc người chưa tiêm phòng.

- Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết vào ngày 14-3 tới, Pháp sẽ chấm dứt hầu hết biện pháp hạn chế phòng ngừa COVID-19 và hủy bỏ thẻ thông hành vắc xin để đi ăn bên ngoài hoặc tham dự các sự kiện văn hóa.

- Ngày 3-3, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết hơn 90% dân số Mỹ đang sống trong các khu vực có mức độ COVID-19 đủ thấp để mọi người không cần đeo khẩu trang.

COVID-19 ngày 3-3: WHO nói người dân bị tâm thần nhiều hơn do đại dịch

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần, với các trường hợp lo âu và trầm cảm trên toàn cầu tăng hơn 25%. Mỹ công bố chiến lược sống trong bình thường mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi ông Trump thông báo đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Vào khoảng 23h tối 2-7 (giờ Việt Nam), kênh CNBC cập nhật: Chỉ số S&P 500 tại thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Tổng thống Trump thông báo Mỹ đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi ông Trump thông báo đạt thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Tổng thống Trump điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định giảm đáng kể thuế quan

Tổng thống Mỹ Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ.

Tổng thống Trump điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định giảm đáng kể thuế quan

California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid

Ngày 1-7, California dẫn đầu một liên minh gồm 20 bang đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump, vì tiết lộ thông tin cá nhân của người dân liên quan chương trình Medicaid.

California dẫn đầu 20 bang kiện chính quyền ông Trump vì Medicaid

AI thúc đẩy tin giả trong xung đột Israel - Iran

Lo ngại gia tăng khi ảnh, video AI giả lan tràn mạng xã hội, ảnh hưởng nhận thức công chúng về xung đột Israel - Iran.

AI thúc đẩy tin giả trong xung đột Israel - Iran

Ukraine có động thái hiếm hoi, triệu tập nhà ngoại giao Mỹ vì bị 'ngắt' viện trợ vũ khí

Ngày 2-7, Ukraine triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Mỹ, sau khi Nhà Trắng bất ngờ dừng chuyển một số vũ khí có giá trị cao cho Kiev, giữa lúc Nga gia tăng các cuộc tấn công trong mùa hè.

Ukraine có động thái hiếm hoi, triệu tập nhà ngoại giao Mỹ vì bị 'ngắt' viện trợ vũ khí

Video bản tin 'Iran đầu hàng Israel' là giả, do AI tạo ra

Mạng xã hội lan truyền video bản tin thời sự có nội dung Iran đầu hàng Israel, nhưng xác minh cho thấy đây là tin giả do AI tạo dựng.

Video bản tin 'Iran đầu hàng Israel' là giả, do AI tạo ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar