01/03/2020 09:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

COVID-19 là bệnh dịch hay đại dịch?

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gọi COVID-19 là bệnh dịch (epidemic) thay vì đại dịch (pandemic). Tuy nhiên ngày 28-2, WHO đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm và ảnh hưởng của COVID-19 từ mức 'cao' lên 'rất cao' trên quy mô toàn cầu.

COVID-19 là bệnh dịch hay đại dịch? - Ảnh 1.

Các nhân viên làm vệ sinh và khử khuẩn ở cửa hàng tại thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên ngày 28-2 - Ảnh: Reuters

Báo New York Times đưa ra những giải thích liên quan.

Khác biệt giữa bệnh dịch và đại dịch?

Theo WHO, bệnh dịch được giải thích là sự bùng phát của một căn bệnh trong một khu vực với tốc độ lây nhiễm không lường trước được. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) định nghĩa bệnh dịch là "một sự gia tăng, thường là đột ngột, các ca nhiễm vượt cả số lượng đã ước tính tại khu vực đó".

Năm 2010, WHO đã định nghĩa đại dịch là "sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh mới" có ảnh hưởng đến một số lượng lớn người. CDC thì định nghĩa "là một dịch bệnh lan rộng trên một số quốc gia hoặc lục địa, thường ảnh hưởng đến một số lượng lớn người".

"Thông thường một đợt bùng phát có thể trở thành một bệnh dịch khi nó lây lan rộng tại một quốc gia cụ thể, đôi khi ở một khu vực cụ thể, như Zika - giáo sư về luật y tế toàn cầu Lawrence O. Gostin, thuộc Đại học Georgetown, giải thích - Trong khi đó một đại dịch được hiểu là sự lây lan rộng khắp về mặt địa lý của một căn bệnh tại nhiều nơi trên thế giới, qua nhiều châu lục".

Đại dịch chưa? Chưa

Cả hai thuật ngữ thường được sử dụng liên quan đến sự bùng phát của COVID-19, nhưng cách chúng được sử dụng là mang tính chủ quan và không có quy tắc về thời điểm sử dụng chúng, ông Gostin cho biết.

Tháng trước WHO đã tuyên bố đợt bùng phát COVID-19 là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu". Tuần này ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - tổng giám đốc WHO - cho biết quyết định có nên sử dụng từ đại dịch hay không cần dựa trên một đánh giá liên tục về sự lây lan của virus, mức độ nghiêm trọng của tác động và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.

"Virus này có tiềm năng gây đại dịch không? Hoàn toàn có. Chúng ta đã tới mức độ đó chưa? Từ đánh giá của chúng tôi là vẫn chưa" - tổng giám đốc WHO khẳng định. Ông Tedros lập luận cho đến nay các chuyên gia y tế vẫn chưa chứng kiến "sự lây lan không kiểm soát ở cấp độ toàn cầu" hay bằng chứng về "số ca nhiễm bệnh nghiêm trọng và tử vong trên quy mô lớn".

Điều gì khiến WHO không gọi COVID-19 là đại dịch?

Theo GS Gostin, có hai lý do khiến WHO không gọi COVID-19 là đại dịch. Thứ nhất: dịch bệnh vẫn có thể được ngăn chặn. Thứ hai: cố gắng tránh hoảng loạn không cần thiết. 

"Ông ấy (Tedros) muốn tạo ra sự nghiêm túc chứ không phải phản ứng thái quá - ông Gostin lập luận - Ông ấy không muốn thấy thêm các lệnh cấm đi lại, thêm các thành phố bị phong tỏa hay thêm các hành động làm tổn hại tới hoạt động kinh tế và nhân quyền".

GS Gostin cho rằng dịch bệnh vẫn có thể ngăn chặn được, mặc dù các chuyên gia khác còn tranh luận về điều này. Nhưng nếu bệnh dịch đạt đến mức không thể kiểm soát được nữa, nó sẽ chuyển sang giai đoạn đại dịch.

Người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic thừa nhận tổ chức này đã không còn sử dụng hệ thống cảnh báo dịch bệnh gồm 6 giai đoạn nữa, trong đó giai đoạn 6 là cao nhất: đại dịch. 

Ông cũng khẳng định dựa trên hầu hết các cụm và ổ dịch COVID-19 đã được theo dõi, các chuyên gia y tế không tìm thấy bằng chứng về sự lây lan rộng rãi trong cộng đồng. Một số quốc gia thậm chí đã làm chậm hoặc chặn đứng chuỗi lây nhiễm.

Video: COVID-19 lây nhiễm thế nào và làm cách nào để bảo vệ bản thân khỏi loại virus này?

TTO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thực hiện một video nhằm truyền tải thông tin về con đường lây nhiễm của virus corona chủng mới và cách bảo vệ bản thân trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác sốt xuất huyết nhầm với chảy máu kinh nguyệt

Bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành, và có một điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần biết để bảo vệ con em mình, đặc biệt là các bé gái đang tuổi dậy thì.

Cảnh giác sốt xuất huyết nhầm với chảy máu kinh nguyệt

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

Cô gái trẻ nhập viện sau cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, tiểu buốt, nôn mửa. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thận viêm hóa đá vì viên sỏi thận niệu quản gây biến chứng.

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Rượu bia có ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình then chốt như tái tạo mô, phục hồi cơ bắp và điều hòa nội tiết sau chấn thương.

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Y tế TP.HCM vươn mình, sớm trở thành trung tâm y tế khu vực

Từ ngày 1-7, TP.HCM sẽ tổ chức lại hệ thống bệnh viện và tuyến y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Y tế TP.HCM vươn mình, sớm trở thành trung tâm y tế khu vực

Thói quen ăn mặn, lười vận động: 'thủ phạm' âm thầm gây loãng xương

Tình trạng loãng xương đặc biệt đáng lo ngại tại đô thị đang già hóa nhanh như TP.HCM khi có đến 16% là người cao tuổi (trên 60 tuổi).

Thói quen ăn mặn, lười vận động: 'thủ phạm' âm thầm gây loãng xương

Từ việc người đàn ông tử vong trong lúc ngủ sau uống rượu, bác sĩ cảnh báo gì?

Bác sĩ cảnh báo rượu bia có thể 'kích hoạt' những vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Từ việc người đàn ông tử vong trong lúc ngủ sau uống rượu, bác sĩ cảnh báo gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar