04/01/2021 12:29 GMT+7

COVID-19 kéo dài, làm sao bớt căng thẳng?

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Theo CDC Mỹ, dịch bệnh kéo dài khiến nhiều người lo lắng. Thêm vào đó, các biện pháp phòng dịch như giãn cách xã hội, cách ly khiến người ta cảm giác bị cô lập, cô đơn và gia tăng căng thẳng, lo âu.

COVID-19 kéo dài, làm sao bớt căng thẳng? - Ảnh 1.

Các cảnh sát và nhân viên y tế tại hiện trường vụ tự tử chiều 27-12-2020 tại Bangkok, Thái Lan - Ảnh: BANGKOK POST

Chỉ trong vòng 10 ngày của tháng 12-2020, ít nhất 3 vụ tự tử xảy ra tại các khu cách ly trên thế giới. Cả 3 vụ đều cho thấy nạn nhân đã trải qua tâm lý căng thẳng và nghĩ quẩn...

Tự tử ở khu cách ly

Theo báo Bangkok Post, chiều 27-12, nạn nhân Surarak (51 tuổi) đã thiệt mạng khi nhảy từ lầu 7 rơi xuống ban công lầu 2 của khách sạn cách ly tại quận Bang Kapi, thủ đô Bangkok.

Nạn nhân rời Hàn Quốc trên chuyến bay giải cứu vào khuya 24-12, sau đó được đưa đi cách ly tại khách sạn Patra trong 14 ngày. Bà nhận kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với virus corona chủng mới.

Bà Surarak tự tử vào ngày thứ 3 của đợt cách ly, cảnh sát đã tìm thấy lá thư tuyệt mệnh ngắn. Nội dung bức thư cho thấy nạn nhân đối mặt với nhiều vấn đề cá nhân gây căng thẳng. 

Một vụ tự tử khác xảy ra tại khu phức hợp cải tạo ở St. Johnsbury, bang Vermont, Mỹ. Theo báo địa phương VTDigger, nạn nhân là một tù nhân tên Michael Dupont (36 tuổi), được phát hiện tử vong nghi do tự tử tại phòng giam vào chiều 20-12. Người này bị giam vào ngày 17-12, được xét nghiệm COVID-19 và cách ly 14 ngày theo quy định.

Lệnh quy định các nhân viên kiểm tra sức khỏe tinh thần của tù nhân thường xuyên sau mỗi 30 phút. Các tù nhân được cung cấp máy tính bảng, giấy bút và các thiết bị khác để giải khuây. Sau cái chết của Dupont, lãnh đạo nhà giam yêu cầu nhân viên rút giãn cách các đợt kiểm tra xuống thành mỗi 15 phút.

Tại Việt Nam, vào tối 26-12, một người đàn ông tên T.A.T. (43 tuổi, trú tỉnh Hưng Yên) được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ tại khu cách ly ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Người này là tài xế chở 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép từ Hà Nội vào Quảng Ngãi, bị lực lượng CSGT Đà Nẵng phát hiện vào rạng sáng 21-12. Công an TP Đà Nẵng cho biết nguyên nhân ông T. tử vong trong khu cách ly là do nghĩ quẩn nên tự tử.

Căng thẳng, trầm cảm do đại dịch

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiều người lớn và trẻ nhỏ cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi nghe về một loại bệnh mới, gây các cảm xúc mãnh liệt. Các hành động y tế công cộng như giãn cách xã hội, cách ly có thể khiến người ta cảm giác bị cô lập, cô đơn và gia tăng căng thẳng, lo âu.

Căng thẳng liên quan đến vấn đề dịch bệnh có thể dẫn đến một số tình trạng sợ và lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân, về tình hình tài chính và công việc hoặc mất đi các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Nhiều người sẽ bị thay đổi thói quen ăn và ngủ, khó ngủ hoặc khó tập trung.

Tình trạng này có thể làm tệ đi các vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc sức khỏe tinh thần. Một số người gia tăng sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất khác. Điều này khiến họ rất dễ tổn thương khi đối diện với căng thẳng, thậm chí là tự tử.

Các trải nghiệm sống khác nhau sẽ ảnh hưởng lên nguy cơ tự tử của một người. Ví dụ, nguy cơ tự tử cao hơn ở những người từng trải qua bạo lực, bao gồm bạo hành trẻ em, bắt nạt hoặc bạo lực tình dục.

Cảm giác cô lập, trầm cảm, lo âu và những nỗi căng thẳng về cảm xúc hay tài chính được xem là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ tự tử. Nhiều người sẽ dễ trải qua các căng thẳng này trong khủng hoảng như đại dịch COVID-19.

Làm sao để giảm căng thẳng?

Theo CDC, có nhiều cách để bảo vệ một người khỏi ý định và hành vi tự tử. Việc nhận được hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, cảm thấy được kết nối và được cố vấn, trị liệu sẽ giúp nhiều người giảm được tình trạng nghĩ quẩn.

Đối với tất cả mọi người, để giảm căng thẳng trong đại dịch, ngoài chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý thật tốt, CDC khuyên đôi khi nên ngừng xem, đọc, nghe tin tức về đại dịch, bao gồm cả trên mạng xã hội. Việc nghe quá nhiều thông tin về đại dịch có thể gây cảm xúc tiêu cực.

Đối với những người mắc các bệnh tâm lý trước đó hoặc rối loạn sử dụng chất kích thích, điều cần thiết là họ phải tiếp tục được điều trị và nhận thức được các triệu chứng mới hoặc khi bệnh trạng trở xấu. 

Trong trường hợp phát hiện những bất thường, hãy sớm liên hệ với các trung tâm chăm sóc sức khỏe.

Tài xế chở nhóm người Trung Quốc tự tử tại nơi cách ly có thể do nghĩ quẩn

TTO - Chiều 28-12, thông tin từ Công an TP Đà Nẵng cho biết nguyên nhân ông T.A.T. (43 tuổi, trú Hưng Yên) chết trong khu vực khách sạn cách ly nghi do hoàn cảnh gia đình, suy nghĩ quẩn nên tự tử.

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng

Ngày 23-5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi các sở y tế về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng so với nhãn dán.

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng

Cần có quy định pháp lý và hướng dẫn khi ứng dụng AI trong nha khoa

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang chuyển mình trong lĩnh vực cấy ghép implant nha khoa, giúp nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán hình ảnh, lập kế hoạch điều trị, điều chỉnh và phục hình răng phù hợp từng bệnh nhân.

Cần có quy định pháp lý và hướng dẫn khi ứng dụng AI trong nha khoa

Bộ Công an chỉ thủ đoạn sản xuất thuốc giả, thực phẩm giả, nói có sự móc nối với cơ quan chức năng

Đại diện Cục C03, Bộ Công an cho hay bước đầu xác định các thủ đoạn của những công ty sản xuất hàng giả. Trong đó có sự câu kết, móc nối với cơ quan chức năng, đơn vị liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất hàng giả.

Bộ Công an chỉ thủ đoạn sản xuất thuốc giả, thực phẩm giả, nói có sự móc nối với cơ quan chức năng

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar