Coteccons: Những người 'xây tổ ấm'

Công trình xây dựng nói chung và các dự án tại Coteccons nói riêng luôn là sản phẩm của một tập thể, từ những người công nhân làm những công việc cơ bản nhất, đến các anh kỹ sư ngày đêm túc trực tại hiện trường, phòng - ban chức năng, đơn vị thiết kế, các nhà cung cấp, thầu phụ, tư vấn giám sát, ban quản lý dự án... Do đó có thể nói, một dự án xây dựng thành công là kết quả của rất nhiều sự cố gắng và của một tập thể lớn đồng tâm hiệp lực, chứ không chỉ riêng nhà thầu.

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 1.

"Xa hơn giá trị của những công trình xây dựng, việc Coteccons chủ động nắm bắt, làm chủ công nghệ xây dựng mới còn mang lại sự an tâm cho chủ đầu tư và cộng đồng xung quanh dự án", ông Phạm Quân Lực - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Coteccons - chia sẻ với Tuổi Trẻ Online như vậy trong những ngày giáp tết. 

Ông Lực cho biết:

Xây dựng công trình cao tầng ở TP.HCM và Việt Nam có nhiều điểm khó khăn đặc thù như ở Việt Nam phần lớn là đô thị cũ, các công trình lớn thường xây chen trong đô thị hiện hữu. Thi công thiếu cẩn trọng hoặc sai biện pháp đều có thể ảnh hưởng đến những công trình lân cận.

Sự khó khăn và khó lường của các khu vực có địa chất phức tạp như nền đất yếu, mực nước ngầm cao, áp lực nước lớn... luôn là ẩn số quyết định sự an toàn cho các dự án có hầm. Vì vậy, khi thi công tầng hầm của các công trình, nhà thầu phải tính toán thật kỹ, đề ra biện pháp thi công phù hợp, nhiều phương án dự phòng thay thế không để bị động nếu xảy ra những việc ngoài dự tính. Bên cạnh việc tự tính toán và thiết kế biện pháp thi công, Coteccons luôn chọn những đối tác có chuyên môn cao và uy tín, kiểm tra hoặc phản biện trước để bảo đảm kỹ thuật xây dựng tầng hầm an toàn, thậm chí tham gia ngay từ giai đoạn thiết kế để cùng nhau có những biện pháp phù hợp nhất về kỹ thuật và chi phí.

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 2.

Chính vì vậy, có những công trình tại TP.HCM, tập thể Coteccons - Unicons đã cùng nhau xây dựng đến 6 tầng hầm mà vẫn đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thi công, chất lượng công trình và đồng thời an toàn cho công trình lân cận.

- Theo ông, yếu tố nào quyết định đến an toàn khi thi công tầng hầm?

Khảo sát hiện trạng, phân tích số liệu địa chất để có phương án thi công phù hợp, quan trắc thường xuyên chuyển vị trong quá trình thi công, theo tôi đó là yếu tố chính trong việc đảm bảo an toàn kỹ thuật trong thi công tầng hầm.

Biện pháp kỹ thuật thi công rất quan trọng. Tuy nhiên, dù phương án đã được tính toán đầy đủ nhưng khi thực tế triển khai đào đất thì tại hiện trường vẫn phải được theo dõi chặt chẽ để phát hiện từng chuyển vị bất thường nhỏ nhất, nếu có thì phải kịp thời xử lý.

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 3.

- Thành công nào là ấn tượng nhất khi Coteccons xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam?

Theo tôi ấn tượng nhất của dự án Landmark 81 đó là sự nỗ lực vượt lên chính mình của cả một tập thể gắn kết dám nghĩ dám làm, tạo nên một sản phẩm không chỉ là niềm kiêu hãnh của Coteccons mà còn là niềm tự hào của những người Việt Nam làm trong nghề xây dựng.

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 4.

Về kỹ thuật thi công, Coteccons luôn tự hào về những công nghệ hoàn toàn mới trong ngành xây dựng mà chúng tôi đã học hỏi từng bước và làm chủ như: thi công bê tông khối lớn, cốt pha trượt hệ bao che Berri, tầng vượt nhịp trên 30m, cột cao 25m, theo thống kê thì riêng khối móng đã phải thi công hơn 5.000 tấn thép với 17.000 khối bê tông tươi, ở độ sâu hơn 21m. 

Đó là thành quả  của rất nhiều sự nỗ lực của anh em Ban Chỉ huy công trình và tất cả phòng - ban chức năng hỗ trợ phía sau. Phần thân toà nhà, với sự sáng tạo của Ban Chỉ huy dự án, Coteccons cũng giải quyết được những bài toán khó về vận chuyển phương đứng cho người, vật tư và thiết bị, với những kỹ thuật chưa từng áp dụng tại các dự án khác, như vận thăng tốc độ cao, định vị GPS thay cho công tác trắc đạt truyền thống... 

Còn rất rất nhiều nữa các giải pháp sáng tạo của anh em trực tiếp thi công và phòng - ban chức năng, như tính toán co ngắn cột từ Khối kỹ thuật và đối tác, công nghệ BIM (Building Information Modeling – Mô hình thông tin xây dựng) từ Ban BIM, cẩu leo, cẩu tự đứng của Phòng Thiết bị...

Có một niềm vui nho nhỏ là ứng dụng Mô hình Tekla (BIM) tại Landmark 81 cũng đã góp phần giúp Coteccons được nhận giải nhì của Tekla Bim Award Asia năm 2018." (Cười)

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 5.

- Giai đoạn trước năm 2010, chủ đầu tư các dự án lớn ở Việt Nam thường mời nhà thầu nước ngoài thi công. Những năm gần đây thì hầu hết các nhà thầu xây dựng Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường. Theo ông, điều gì là quyết định để Coteccons được các chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn trong việc chọn thầu?

"Từ sau năm 2010 đến nay, ít công trình xây dựng tại Việt Nam phải thuê nhà thầu nước ngoài. Điều này thể hiện sự lớn mạnh đáng tự hào của các công ty xây dựng Việt Nam, trong đó Coteccons luôn đi tiên phong. Hiện nay Coteccons đã xây dựng hàng trăm tòa nhà cao tầng tại khắp cả nước. Vốn quý nhất và quyết định thành công của Coteccons vẫn là con người, là đội ngũ từ kỹ sư đến công nhân lành nghề và hệ thống đối tác uy tín, tin cậy.

Coteccons có đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm không những mạnh về tính toán lý thuyết mà còn có khả năng kết hợp với các chuyên gia, nhà nghiên cứu để phản biện, góp ý nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất. Chính điều này tạo nên khác biệt của Coteccons với những nhà thầu khác.

Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý của Coteccons rất nhiệt huyết, đam mê và "sát việc", luôn mong muốn chinh phục những công trình khó, những kỹ thật phức tạp trong xây dựng.

Thêm vào đó, kỹ năng quản lý thi công trên quy mô cực lớn, phối hợp, kết nối của đội ngũ Coteccons thể hiện rõ nhất ở công trình xây dựng nhà công nghiệp. Ví dụ như cụm nhà xưởng VinFast tại Hải Phòng, chỉ trong vòng 21 tháng Coteccons đã hoàn thành các hạng mục chính của dự án này diện tích khoảng 286 hecta với sản lượng kết cấu thép khoảng 22.000 tấn.

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 6.

Do thực hiện trong thời gian ngắn theo yêu cầu của chủ đầu tư nên chúng tôi vừa thiết kế vừa thi công. Có thời điểm có đến 6 nhà thầu phụ kết cấu thép cùng kết hợp với chúng tôi thi công các hạng mục công trình. Chính vì vậy, đòi hỏi trình độ quản lý và phối hợp nhịp nhàng của tổng thầu Coteccons để các bộ phận phối hợp, khớp nối với nhau đồng bộ. Đây cũng là minh chứng cho kỹ năng quản lý thi công chuyên nghiệp của giám đốc dự án cũng như chỉ huy trưởng công trường tại Coteccons.

- Theo ông, kỹ thuật xây dựng bậc cao của Coteccons ngoài việc đem lại giá trị cho chính công trình còn đem lại giá trị gì cho cộng đồng?

Theo tôi, giá trị lớn nhất mà Coteccons đem đến cho cộng đồng là tin tưởng khi giao việc, sự an toàn khi thi công và an tâm khi sử dụng sản phẩm.

Ở khía cạnh chuyên môn, trước hết là an toàn của những nhân sự trên các công trình xây dựng. Các công trường lớn của Coteccons có đến hàng ngàn công nhân làm việc nên an toàn công trường được xem là tối cao. Công trường an toàn thì nhân viên mới an tâm làm việc, bởi phía sau hàng ngàn kỹ sư và công nhân đó cũng là hàng ngàn gia đình của họ hàng ngày mong ngóng chồng, con mình bình an.

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 7.

Kỹ thuật xây dựng tiên tiến của Coteccons tạo sự an toàn cho công trình đang xây dựng và an tâm cho chủ sở hữu cũng như hạn chế đến mức thấp nhất việc ảnh hưởng các công trình lân cận. Người sử dụng công trình cũng an toàn, an tâm vì Coteccons xây dựng cam kết không vì lợi nhuận mà làm những việc gây giảm chất lượng công trình, như làm sai thiết kế, bớt xén vật liệu...

Về góc độ thân thiện với môi trường, tại các công trình của Coteccons - Unicons, chúng tôi luôn đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về công trình Xanh (LEED - chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ). Điển hình có thể nhắc tới dự án trụ sở Tập đoàn Viettel tại Hà Nội, Friendship Tower tại TP.HCM, Diamond Lotus Riverside,… đều được thi công theo các tiêu chí của LEED.

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 8.

Hơn nữa trong giai đoạn bảo hành, chúng tôi có Phòng Quản lý bảo hành có trách nhiệm hướng dẫn Ban Quản lý tòa nhà vận hành đúng các thiết bị, vật liệu, cũng như quản lý các lỗi không mong muốn xảy ra và kịp thời đốc thúc hoàn thành việc sửa chữa, hạn chế thấp nhất những phiền toái cho khách hàng trong suốt thời gian bảo hành dự án.

Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 9.
Coteccons: Những người xây tổ ấm - Ảnh 10.

NGỌC HÀ
QUANG ĐỊNH
Kiều Nhi
Bảo SuZu

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng