17/07/2025 16:08 GMT+7

Công trường kênh Tham Lương 9.000 tỉ: Nhà thầu đông, công nhân thưa, chủ đầu tư nói gì?

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là công trình có số lượng nhà thầu thi công đông đảo nhưng tiến độ rất chậm. Chủ đầu tư đã có phản hồi về vấn đề này.

Công trường kênh Tham Lương 9.000 tỉ: Nhà thầu đông, công nhân thưa, chủ đầu tư nói gì? - Ảnh 1.

Từ báo cáo của chủ đầu tư và phân tích của Tuổi Trẻ Online cho thấy một bức tranh chằng chịt về lực lượng thi công tại dự án cải tạo hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên với tổng đầu tư hơn 9.000 tỉ đồng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sau hơn 2,5 năm khởi công, dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên vẫn đang trong tình trạng thi công cầm chừng. Đến nay tổng tiến độ toàn dự án mới đạt 52,62%, một số gói thầu có sản lượng còn thấp, dưới 50%.

Nhà thầu kênh Tham Lương: Phạt nhiều vẫn chậm, phải làm sao?

Theo thống kê đầy đủ từ báo cáo của chủ đầu tư và tổng hợp dữ liệu từ báo cáo đấu thầu của Tuổi Trẻ Online, dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có 10 liên danh xây lắp với tổng cộng 68 thành viên tham gia với tư cách thầu chính. Trong số đó có 14 doanh nghiệp tham gia với tư cách thầu chính ký 18 hợp đồng thuê thầu phụ.

Có một điểm đáng chú ý tại dự án này, nhà thầu chính và phụ đan xen, đổi vai cho nhau. Nhiều đơn vị vừa là thầu chính ở gói này và cũng là thầu phụ ở gói thầu khác. Thậm chí có thầu chính còn thuê thầu chính trong cùng liên danh làm thầu phụ.

Đây cũng là dự án có số lượng nhà thầu tham gia đông đảo thuộc top đầu so với các công trình giao thông, hạ tầng TP hiện nay.

Trước thực tế tại công trường nhiều đoạn tuyến còn ngổn ngang, vắng bóng công nhân và máy móc dù mặt bằng đã được bàn giao, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã có câu hỏi: tỉ lệ thi công trung bình toàn dự án được báo cáo đạt hơn 52% liệu có "độ vênh" so với hiện trạng?

Trả lời câu hỏi này, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM (Ban Hạ tầng) cho biết dự án có 10 gói thầu xây lắp, trong đó có 9 gói thầu được khởi công từ tháng 2-2023, và gói thầu XL-10 khởi công xây lắp từ tháng 1-2024.

Từ lúc khởi công đến nay, các nhà thầu tập trung vào triển khai thi công các hạng mục công trình xây dựng kè, xử lý nền đất yếu, hệ thống cống thoát nước các loại, hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hiện một số đoạn đã hoàn thành thông xe kỹ thuật.

"Tới thời điểm hiện nay, khối lượng hoàn thành của dự án đạt 52,62%. Đây là số liệu thực tế được các đơn vị thi công triển khai hoàn thành các hạng mục công trình tại công trường, được các đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra và xác nhận trong quá trình thực hiện, báo cáo chủ đầu tư. Trong 3 tháng qua, khối lượng dự án tăng khoảng 6,05%", đại diện Ban Hạ tầng khẳng định.

Về câu hỏi liệu có tình trạng một số nhà thầu đã nhận mặt bằng nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm và các giải pháp xử lý, Ban Hạ tầng nói đã thường xuyên làm việc, đôn đốc các nhà thầu tiến hành các công việc theo hợp đồng. Tuy nhiên còn có một số nhà thầu triển khai thi công rất chậm, chưa đảm bảo tiến độ.

Trong đó chủ đầu tư đã liên tục ra thông báo xử phạt vi phạm hợp đồng gửi đến 15 nhà thầu chính của dự án với tổng số tiền khoảng 850 triệu đồng. Chủ đầu tư cũng đã yêu cầu các liên danh nhà thầu thi công có liên quan bổ sung thiết bị, vật tư, đội thi công, tập trung tài chính nhằm để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trước ngày 31-12.

Trong thời gian tới, chủ đầu tư sẽ theo dõi và tiếp tục xử phạt các liên danh, nhà thầu nào vi phạm theo quy định.

Với câu hỏi có phải tiến độ giải ngân chậm là một trong những nguyên nhân khiến nhà thầu không đủ tài chính thi công, Ban Hạ tầng cho hay đến nay tỉ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt hơn 21%. Đây là một sự cố gắng của chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các nhà thầu trong giai đoạn hiện nay, vượt qua các khó khăn, vướng mắc về thiếu vật liệu, ảnh hưởng của địa hình, thời tiết và mặt bằng.

"Đối với nội dung câu hỏi, có phải việc giải ngân chậm đang là một trong những nguyên nhân khiến các nhà thầu e dè, không dám thi công nhanh, chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận và xem xét đánh giá cụ thể đối với từng nhà thầu.

Nếu đúng có nội dung chậm tiến độ do nhà thầu e dè, không dám thi công nhanh, chủ đầu tư sẽ phải có giải pháp tháo gỡ khó khăn này để đẩy nhanh tiến độ thi công", Ban Hạ tầng nói.

Công trường kênh Tham Lương 9.000 tỉ: Nhà thầu đông, công nhân thưa, chủ đầu tư nói gì? - Ảnh 3.

Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ đấu thầu và tình hình tiến độ của chủ đầu tư. Đến nay tổng tiến độ toàn dự án mới đạt 52,62% - Lập bảng: ĐỨC PHÚ

Mưa nhiều, địa hình chịu tác động trực tiếp từ thủy triều cũng là khó khăn?

Đại diện Ban Hạ tầng cho biết hiện dự án vẫn còn khó khăn về việc thiếu vật liệu đắp (cát, đá). Thời gian qua, các nhà thầu tìm kiếm mở rộng các nguồn cung về cát, đá, bao gồm cả giải pháp nhập khẩu vật liệu cát từ Campuchia để sử dụng trong quá trình thi công các gói thầu.

Đến nay các nhà thầu đã đưa cát về công trường được 250.000m3/1,44 triệu m3 (đạt 16%), đá các loại 120.000m3/755.000m3 (đạt 16%).

Bên cạnh mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật (trụ điện, cáp ngầm) chưa xong, theo Ban Hạ tầng địa hình khu vực dự án chủ yếu là vùng trũng thấp, chịu tác động trực tiếp từ thủy triều với chế độ bán nhật triều (nước lên xuống 2 lần mỗi ngày).

Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thi công các hạng mục công trình, đồng thời gây khó khăn trong việc vận chuyển thiết bị và vật liệu thi công bằng đường thủy.

Thời gian qua là giai đoạn mùa mưa (mưa rất nhiều) cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thi công các hạng mục. Cụ thể nhiều hạng mục yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt độ ẩm của vật liệu như cát, đá, đất đắp… gặp khó khăn trong quá trình thi công.

Bên cạnh đó, việc tổ chức mặt bằng để thi công trải nhựa tại một số đoạn cũng bị gián đoạn do điều kiện thời tiết bất lợi.

‘Ma trận’ nhà thầu ở dự án 9.000 tỉ kênh Tham Lương - Bến Cát: Chính phụ xoay vai

Từ báo cáo của chủ đầu tư và phân tích dữ liệu của Tuổi Trẻ Online cho thấy một bức tranh phức tạp về lực lượng thi công tại dự án cải tạo hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, với tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ô tô đâm xe máy rơi sông, 3 người chết: Tài xế là cán bộ ban quản lý dự án tỉnh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh xác nhận tài xế trong vụ tai nạn ô tô đâm hai xe máy rồi rơi sông là cán bộ thuộc ban.

Ô tô đâm xe máy rơi sông, 3 người chết: Tài xế là cán bộ ban quản lý dự án tỉnh

Sở Xây dựng Hà Nội: Hệ thống điện tại các khu dân cư không đáp ứng yêu cầu nếu lắp trạm sạc xe điện

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội về công tác chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và hạ tầng trạm sạc xe điện tại thủ đô.

Sở Xây dựng Hà Nội: Hệ thống điện tại các khu dân cư không đáp ứng yêu cầu nếu lắp trạm sạc xe điện

Chống ùn tắc giao thông ở Huế: 'Cho rẽ phải, đèn tín hiệu phải sáng cả ngày'

“Nếu đã cho phép rẽ phải, đèn tín hiệu giao thông phải sáng 24/24h, không thể đợi đến khi đèn đỏ mới bật lên. Nhiều người lo bị phạt nguội nên cứ đứng chờ tới khi đèn rẽ sáng mới dám đi, gây ùn tắc không đáng có”.

Chống ùn tắc giao thông ở Huế: 'Cho rẽ phải, đèn tín hiệu phải sáng cả ngày'

Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM xây dựng chính sách cấm xe xăng 2 bánh làm dịch vụ vận tải

Đại diện Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, để chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện cho toàn bộ tài xế công nghệ và giao hàng 2 bánh, bên cạnh chính sách giảm giá xe những năm đầu, những năm sau phải cấm xe xăng 2 bánh giao hàng.

Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM xây dựng chính sách cấm xe xăng 2 bánh làm dịch vụ vận tải

Xác heo chết vứt trôi trên kênh Phú Ninh giữa lúc Đà Nẵng có dịch tả heo châu Phi

Giữa lúc dịch tả heo châu Phi xảy ra ở một số xã, phường tại TP Đà Nẵng thì có tình trạng xác heo chết vứt trên kênh chính Phú Ninh.

Xác heo chết vứt trôi trên kênh Phú Ninh giữa lúc Đà Nẵng có dịch tả heo châu Phi

Hơn 5.591 tỉ đồng làm đường ven biển qua Đồng Tháp, kết nối liên vùng ĐBSCL

Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Đồng Tháp dài hơn 25km đang chuẩn bị các bước để khởi công trong thời gian tới. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 5.591 tỉ đồng, đóng vai trò trục động lực liên kết các địa phương ven biển ĐBSCL.

Hơn 5.591 tỉ đồng làm đường ven biển qua Đồng Tháp, kết nối liên vùng ĐBSCL
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar