17/03/2025 19:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Công trình trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển đang tháo dỡ một phần

Một số công trình xây trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển đã được người dân chủ động tháo dỡ, di dời tài sản.

Công trình xây trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển được phá dỡ - Ảnh 1.

Nhiều công trình xây trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển được tháo, ảnh chụp chiều 17-3 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Chiều 17-3, Tuổi Trẻ Online ghi nhận trong khuôn viên nhà cổ Vương Hồng Sển tại địa chỉ số 11 (số cũ 9/1) đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM ngổn ngang gạch đá, vật dụng sinh hoạt.

Một số hộ đã di dời khỏi nhà cổ Vương Hồng Sển

Đây là vết tích của việc người dân chủ động phá dỡ công trình xây trái phép và di dời tài sản đi nơi khác. Không gian mặt tiền của nhà cổ thông thoáng hơn, các hàng quán xung quanh không còn cản trở tầm nhìn nữa.

Trước đó, ngày 3-3, bà Nguyễn Thị Thanh Hợp - chủ tịch UBND phường 14, quận Bình Thạnh - ký thông báo về việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định của UBND quận Bình Thạnh về cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả về hoạt động xây dựng tại nhà đất số 11 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14.

Theo thông báo, UBND phường 14, quận Bình Thạnh buộc phá dỡ công trình tại khối nhà chính gồm:

Tầng 1 (phần sân giữa nhà), diện tích 17,08m² với kết cấu tường gạch, mái tôn, khung cửa sắt, hướng tây của khối nhà chính, thời điểm vi phạm năm 2015.

Tầng 1 diện tích 133,72m² có kết cấu tường gạch, khung sắt, mái tôn, hướng bắc của khối nhà chính, vi phạm năm 2017.

Tầng 1 diện tích 28,74m² và tầng lửng 12,55m², có kết cấu tường gạch, vách ván ép, sàn cemboard (tấm xi măng), mái tôn, hướng đông của khối nhà chính, vi phạm năm 2017.

Tầng 1 diện tích 174,99m², kết cấu tường gạch, tôn, khung sắt, mái tôn, mái bạt, hướng nam của khối nhà chính. Thời điểm vi phạm năm 2016.

Tầng 1 bao gồm sân mái tôn có diện tích 38,18m², tầng 2 diện tích 18,09m², kết cấu tường gạch, sàn gỗ, mái tôn.

Công trình xây trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển được phá dỡ - Ảnh 2.

Ngổn ngang vật liệu còn sót lại sau khi di dời - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tổ chức tháo dỡ công trình vi phạm ngày 25-3 tới

Thông báo yêu cầu các ông, bà: Võ Thị Bê, Trần Hoàng Hiếu (Nguyễn Thị Thu Hà), Tô Thị Trúc Vân, Trần Bích Thủy, Nguyễn Thị Mai Hoàn, Nguyễn Minh Triệu, Nguyễn Thị Thanh Lan, Nguyễn Thị Bích Phượng di dời tài sản ra khỏi khu vực nhà cổ Vương Hồng Sển (số 11 Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM) trước ngày 15-3-2025.

Nếu không tự giác di dời, UBND phường 14, quận Bình Thạnh sẽ tổ chức cưỡng chế thi hành theo quy định.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Chủ tịch UBND phường 14, quận Bình Thạnh Nguyễn Thị Thanh Hợp cho biết hiện nay một số hộ đã di dời khỏi số 11 Nguyễn Thiện Thuật.

Đến ngày 25-3 tới, UBND phường 14 vẫn phải tổ chức tháo dỡ công trình vi phạm để bàn giao lại mặt bằng trống.

Ngày 14-10-2024, Tòa án nhân dân TP.HCM ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tranh chấp quyền sở hữu tài sản giữa bà Vương Hồng Liên Hương và UBND TP.HCM, vì xét thấy nguyên đơn là bà Vương Hồng Liên Hương (cháu nội học giả Vương Hồng Sển) có đơn xin rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

Trước đó, năm 2005, bà Vương Hồng Liên Hương khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế đối với UBND TP.HCM.

Công trình xây trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển được phá dỡ - Ảnh 3.

Người dân tranh thủ gom những vật dụng còn sót lại - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Công trình trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển đang tháo dỡ một phần - Ảnh 5.

Một góc công trình vi phạm bị phá dỡ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Công trình trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển đang tháo dỡ một phần - Ảnh 6.

Nhà vệ sinh chưa được di dời - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Công trình xây trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển được phá dỡ - Ảnh 7.

Một góc nhà cổ Vương Hồng Sển - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Công trình xây trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển được phá dỡ - Ảnh 7.

Mái che phía trước nhà cổ vẫn chưa được tháo xuống - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Công trình trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển đang tháo dỡ một phần - Ảnh 9.

Nhiều rác để lại sau khi người dân rời đi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Công trình xây trái phép trong nhà cổ Vương Hồng Sển được phá dỡ - Ảnh 10.

Nhà cổ Vương Hồng Sển nhìn từ sân vào - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sở Văn hóa đề nghị khẩn trương cưỡng chế vi phạm tại nhà cổ Vương Hồng Sển

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM liên quan đến việc cưỡng chế vi phạm ở nhà cổ Vương Hồng Sển.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar