20/02/2020 11:07 GMT+7

Công nhân sẻ chia

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO - “Tôi đang làm ca đêm, ngày nào cũng 3-4 giờ sáng mới ngủ, sáng dậy mệt quá tính không đi rồi. Mà nghĩ dạo này dịch bệnh ai cũng ngại đi hiến máu, thôi mình làm siêng đi luôn”.

Công nhân sẻ chia - Ảnh 1.

Anh Minh Mẫn - công nhân bảo trì điện - tham gia hiến máu - Ảnh: VŨ THỦY

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Hồng Phước (36 tuổi) đang làm công nhân tại Nhà máy Cấp nước Thủ Đức. Anh Phước với nhiều anh chị em công nhân khác đã cùng nhau mang đến một nghĩa cử đẹp, ấm áp giữa mùa dịch bệnh.

Từ hiến máu cứu người

Từ sáng sớm, anh Phước đã chạy xe máy gần 15km từ khu cư xá dành cho công nhân viên ở Biên Hòa lên điểm tổ chức hiến máu là trụ sở nhỏ của Xí nghiệp cấp nước sinh hoạt nông thôn TP.HCM thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn tại Thủ Đức. 

Ngoài những chiếc giường trên xe lưu động của trung tâm hiến máu thì mái hiên xí nghiệp cũng được tận dụng đặt hai chiếc ghế giường làm vị trí lấy máu. Nhân viên văn phòng, công nhân... vẫn còn trong đồng phục làm việc không ồn ào, chen lấn mà lặng lẽ xếp hàng đăng ký thủ tục, kiểm tra sức khỏe, chờ tới lượt ngồi vào ghế để nhân viên y tế lấy máu. 

Mùa dịch bệnh, hầu hết các anh chị vẫn mê mải công việc và còn bận rộn hơn vì con cái không đến trường. Anh Trần Minh Mẫn (40 tuổi), công nhân bảo trì điện tại Bình Chánh, đọc được thông tin thiếu máu nên cũng tranh thủ đi hiến máu. 

Cả nhà vẫn ở dưới quê Long An, anh ngày ngày chạy xe sáng đi chiều về quãng đường mấy chục cây số, bận rộn, vất vả là vậy nhưng "hiến máu là việc cần làm thì cứ phải làm". 

Vợ chồng anh có hai con nhỏ, mùa này các bé không đi học nên vợ chồng phải chia thời gian chăm con. "Tôi cũng đi hiến máu nhiều lần ở nhiều chỗ khác nhau rồi. Mùa này mọi người ngại đi nên mình đi hiến được cũng ráng đi, để bệnh nhân lỡ thiếu máu thì còn có mà cấp cứu" - anh kể.

Công nhân sẻ chia - Ảnh 2.

Hơn 11 tấn dưa hấu đã được anh chị em công nhân mua chỉ trong 2 buổi chiều bán hàng - Ảnh: K.H.

Tới "giải cứu" nông sản

Mấy ngày qua, một khu vực trong khuôn viên Công ty Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao TP.HCM) trở thành chợ dưa hấu với một tấm băngrôn căng ngay phía trước: "Hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu giúp nông dân Gia Lai". 

Người phụ bán cũng chính là công nhân và cả cán bộ công đoàn của công ty. Anh chị em công nhân công ty tan ca tranh thủ ghé vào, người một trái, người hai trái. Chị Dương Hoàng Nga (42 tuổi), công nhân công ty, dành ra cả một buổi chiều đứng bán suốt từ 2 giờ chiều tới 8 giờ tối.

"Tôi biết đôi vợ chồng Gia Lai này qua Facebook. Nói chuyện thấy họ chỉ biết trồng thôi, không biết mua bán. Năm nay thương lái không gom, thế là không biết làm gì. Họ chỉ thuê một chuyến xe chở xuống, công đoàn công ty phải huy động công nhân bốc hàng, bán hàng luôn. 

Nhưng không chỉ có công nhân công ty, mà công nhân nhiều công ty khác trong Khu công nghệ cao biết cũng tới mua ủng hộ nên chỉ hai buổi chiều là bán sạch" - anh Lưu Kim Hồng, chủ tịch công đoàn Nidec, chia sẻ. 

Anh cho biết bán hết dưa hấu xong mới nhận thông tin về một hộ không tiêu thụ được sầu riêng, nhưng cũng đang thăm dò công nhân xem có "giải cứu" được không vì "sầu riêng đắt đỏ hơn dưa hấu nhiều".

Trong đợt hiến máu vừa qua, công đoàn Công ty Sawaco lại tranh thủ hỗ trợ tiêu thụ trứng gà đang bị ứ hàng không xuất đi Trung Quốc được.

"Bình thường thì quà bồi dưỡng cho người hiến máu không có trứng gà. Nhưng chúng tôi quyết định mua luôn 10.000 trứng tặng cho người lao động đến hiến máu, một công đôi việc" - anh Phan Minh Chánh, phó chủ tịch công đoàn Sawaco, chia sẻ.

Anh Chánh cũng cho biết khi có thông tin về tình trạng thiếu máu, công đoàn đã lên kế hoạch tổ chức ba buổi hiến máu ở nhiều địa điểm để cán bộ công nhân viên của công ty cùng tham gia.

"Hằng năm công ty cũng tổ chức các đợt hiến máu định kỳ, nhưng tình hình dịch bệnh hiện nay đang cần kíp nên đây xem như đợt hiến máu phát sinh để ai có đủ điều kiện thì có thể đi hiến, bổ sung phần nào lượng máu còn thiếu ở các bệnh viện. Trong hai buổi sáng đã có khoảng 400 người tham gia, trong đó có rất nhiều người từ các công ty khác khi biết thông tin cũng tham gia" - anh chia sẻ.

Nhiều công nhân ở gần những điểm hiến máu của Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP cũng tranh thủ tìm đến hiến máu khi đọc được thông tin thiếu máu trên báo đài.

Hàng ngàn người hiến máu trong những ngày dịch corona phức tạp

TTO - Ngày 8-2, tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương, hàng nghìn người đã tiếp tục đăng ký hiến máu sau khi biết thông tin về lượng máu dự trữ liên tục giảm đến mức báo động.

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Vòng địa phương Diễn đàn kinh tế tư nhân khu vực miền núi phía Đông Bắc Bộ ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trẻ. Điều nổi cộm khiến doanh nghiệp nhỏ miền núi hụt hơi vì phải chạy theo quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar