11/01/2013 07:00 GMT+7

Công nhân lo tết

BÌNH THANH - NGỌC TRƯỜNG
BÌNH THANH - NGỌC TRƯỜNG

TT - Bồn chồn đếm từng ngày đến tết để về quê - đó là nỗi ngóng trông đau đáu của nhiều công nhân tứ xứ đang bươn chải kiếm sống ở Sài Gòn.

Phóng to

Tối những ngày cuối năm không tăng ca, niềm vui của nhiều công nhân chỉ là tụ tập hàn huyên với đồng nghiệp cùng khu trọ. Trong ảnh: các nữ công nhân tại khu lưu trú văn hóa TNCN số 3 (Q.7, TP.HCM) rôm rả chuyện trò về mũ bảo hiểm giá rẻ mới mua được - Ảnh: Bình Thanh

Những ngày này, khi người người, nhà nhà đã bắt đầu rục rịch, háo hức sắm sanh đón tết thì với họ, điều đó còn xa vời khi nỗi lo tiền tàu xe, quà cáp... vẫn nặng trĩu trên vai.

Ở hay về đều nặng gánh lo

Tặng 2.000 vé tham quan, vui chơi giải trí cho công nhân

Bên cạnh việc thăm hỏi, tặng quà, Thành đoàn TP còn tặng 2.000 vé tham quan miễn phí tại công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên cho 1.000 bạn TNCN tại các khu lưu trú văn hóa TNCN và 1.000 bạn TNCN trên địa bàn TP.HCM ở lại TP vui xuân, du xuân.

Gần hai tuần nay, phòng trọ nhỏ của chị Phạm Thị Hương (29 tuổi, công nhân Công ty TNHH quốc tế Sweneo, KCX Tân Thuận, Q.7, TP.HCM) rộn ràng hơn hẳn nhờ có “người bạn” mới - chiếc máy vi tính để bàn. Hơn nửa năm qua, vì không có lịch tăng ca nên tối tối chị Hương chỉ quanh quẩn xem tivi hoặc sang chơi phòng trọ hàng xóm. Nay mới sắm được chiếc máy vi tính, chị Hương lần mò tập chat (trò chuyện qua mạng Internet - PV), nghe giọng nói bi bô và thấy mặt hai đứa con thơ đang sống xa vợ chồng chị hơn 1.500km. “Một năm rồi mới thấy mặt con, vợ chồng tôi mừng mừng tủi tủi. Phải tận tết sang năm chúng tôi mới về Thanh Hóa, nhưng giờ thi thoảng được nhìn con - dù chỉ qua máy vi tính - tôi cũng nguôi ngoai phần nào...” - bỏ lửng câu nói, chị Hương quay đi lau vội nước mắt.

Tổng thu nhập hằng tháng của chị Hương và chồng - anh Nguyễn Quang Huy (31 tuổi, công nhân Công ty TNHH quốc tế ZC, KCX Tân Thuận, Q.7) - chừng 7,4 triệu đồng, lo đủ các khoản tiền nhà, điện nước, ăn uống, sinh hoạt... và gửi tiền cho ông bà ngoại nuôi cháu mỗi tháng 2,5 triệu đồng. Dè sẻn chi tiêu cả năm trời, họ mới dôi ra được gần chục triệu đồng sắm chiếc máy vi tính. Chừng tháng nữa là đến tết, chị Hương cho hay sẽ dùng toàn bộ tiền thưởng tết và nửa tháng lương gửi về quê cho ông bà nội ngoại sắm đồ, còn vợ chồng chị cố gắng ăn xài tiết kiệm hơn ngày thường.

Gặp chị Đào Thị Hạnh, công nhân Công ty Freetrend VN (KCX Linh Trung 1, Q.Thủ Đức) khi chị đang lúi húi lựa bộ đồ cho cậu con trai nhỏ ở chợ nhóm gần KCX sau giờ tan ca. Bộ đồ chợ có giá 15.000 đồng nhưng chị cứ nâng lên đặt xuống mãi. Đắn đo hồi lâu, rốt cuộc chị chỉ mua đúng một bộ. Chồng không lo làm ăn lại bài bạc, chị Hạnh một mình ôm con từ Gia Lai vào Sài Gòn kiếm sống. Cậu con trai mới hơn 2 tuổi lại thường xuyên ốm đau khiến chị thường nghỉ làm để trông nom. Thu nhập của chị có tháng không đến 3 triệu đồng, trong đó tiền gửi con, nuôi con đã chiếm gần hết.

Nhắc đến tết, mặt chị Hạnh buồn xo. “Chắc tui không về quê đâu. Về là đủ khoản phải lo, nào tiền tàu xe, quà cáp...” - chị mím môi. Còn anh Ngô Văn Núi, công nhân Công ty TNHH dây sợi Rồng Á Châu (KCN Tân Tạo A, Q.Bình Tân), cho biết chỉ dùng tiền thưởng tết mua vài bộ quần áo mới cho con và ít bánh trái đón khách thôi. “Năm nay kiếm tiền chật vật quá, cuối năm cũng chẳng dư dả nhiều nên đành đón tết tiết kiệm” - anh Núi bày tỏ.

Ba tháng nay chị Nguyễn Thị Thu Liên, quê Tiền Giang, công nhân Công ty Upgain (KCX Linh Trung 1, Q.Thủ Đức) thu nhập chỉ có 3,9 triệu đồng/tháng do công ty không có hàng nên năng suất giảm. “Tết này về tôi dành dụm cả tiền thưởng, tiền lương tháng cuối và cả khoản tiết kiệm được gần 10 triệu đồng. Tôi tính phụ mẹ một phần để trả nốt nợ năm cũ, mua chút quà bánh biếu họ hàng, chắc chẳng dư đồng nào đi chơi tết nữa” - chị thở dài.

Cũng như vợ chồng chị Hương, chị Hạnh, anh Núi, có hàng ngàn công nhân từ nhiều miền quê đổ về Sài Gòn làm ăn, mỗi người mỗi cảnh nhưng họ đều có chung sự lo lắng và niềm mong mỏi đón tết vừa với túi tiền eo hẹp mà vẫn đầm ấm.

Chăm lo người lao động

Nhằm chăm lo tết cho các bạn thanh niên công nhân (TNCN), Thành đoàn TP.HCM vận động hỗ trợ 3.500 vé xe cho TNCN khó khăn về quê ăn tết, đồng thời tặng 300 phần quà cho những trường hợp đặc biệt khó khăn. Tại các KCN-KCX, Thành đoàn sẽ tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ phục vụ cho khoảng 10.000 TNCN kết hợp bán hàng lưu động bình ổn dịp cuối năm.

Theo phó bí thư Thành đoàn Phạm Hồng Sơn, dịp tết này Thành đoàn còn tổ chức vận động 500 phần quà tặng cho TNCN tham gia phục vụ xã hội trước tết và trong tết (công nhân vệ sinh, công nhân ngành cấp, thoát nước, công nhân công viên cây xanh, thợ điện, các đơn vị y tế, trường - trung tâm cai nghiện ma túy...). Ngoài ra, Thành đoàn sẽ vận động các nguồn lực đi thăm và tặng quà tết cho đoàn viên, hội viên, TNCN đang lao động tại các công trình xa và các cán bộ Đoàn khu vực công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Về phía Trung tâm Hỗ trợ TNCN TP, giám đốc Huỳnh Ngô Tịnh cho biết trung tâm sẽ tặng 1.000 vé xe tết về quê cho TNCN có hộ khẩu thường trú tại tám tỉnh: Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau.

Được biết, trong dịp tết 2013, Liên đoàn Lao động TP.HCM sẽ triển khai các hoạt động chăm lo người lao động tại sáu cụm chính: Q.Bình Thạnh, Q.Bình Tân, Q.Thủ Đức, Q.Gò Vấp, huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi. Theo đó, lao động có hoàn cảnh khó khăn như bị mất việc tại thời điểm Tết Nguyên đán, có vợ hoặc chồng bị bệnh nặng, không được doanh nghiệp thưởng tết sẽ được tặng quà và tiền mặt mức thấp nhất là 200.000 đồng/người.

Chương trình hỗ trợ vé xe cho công nhân lao động ngoài TP về quê (do Liên đoàn Lao động TP.HCM phát động đến công đoàn các KCX-KCN) cũng giảm 30% tiền vé xe cho 6.000 công nhân làm việc tại các KCX-KCN từ tỉnh Phú Yên đến Hà Nội. Ngày hội chăm lo người lao động mang tên “Ngày tết gia đình” tại các quận, huyện với nhiều hoạt động như nấu bánh tét, bán hàng bình ổn, hội thao, văn nghệ, họp mặt lao động không về quê ăn tết... cũng là điểm mới trong chăm lo đời sống tinh thần người lao động đón xuân Quý Tỵ 2013.

BÌNH THANH - NGỌC TRƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc

"Mình muốn được làm những điều có ích cho mọi người mà trở thành bác sĩ sẽ mang lại niềm tin, hy vọng và có khi là cả sự sống cho người khác", Quỳnh Anh chia sẻ khi còn ở tuổi học trò.

Tuổi học trò rực rỡ của đóa hoa đa sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar