26/12/2018 23:29 GMT+7

Công nhận 22 bảo vật quốc gia và 11 di tích quốc gia đặc biệt

Theo TTXVN
Theo TTXVN

TTO - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 7, năm 2018) cho 22 hiện vật, nhóm hiện vật.

Công nhận 22 bảo vật quốc gia và 11 di tích quốc gia đặc biệt - Ảnh 1.

Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở (Hưng Yên) là một trong 22 bảo vật quốc gia mới - Ảnh: MINH KHÔI/ Báo Giác Ngộ

22 hiện vật, nhóm hiện vật vừa được công nhận là gồm:

1- Bình gốm Đầu Rằm (Văn hóa Phùng Nguyên muộn, cách ngày nay 3.400 - 3000, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh)

2- Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (cách ngày nay 3370 ± 40 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi)

3- Tượng Tu sĩ Champa Phú Hưng (thế kỷ IX - X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi)

4- Trống đồng Pha Long (Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 - 2000 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai)

5- Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh (Niên đại: Trống đồng, thế kỷ II - I trước Công nguyên; chum gỗ được phân tích C14: 2.100 ± 40 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương)

6- Tượng Phật Nhơn Thành (thế kỷ IV - VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ)

7- Bình gốm Nhơn Thành (thế kỷ V, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ)

8- Bộ Linga - Yoni Đá nổi (thế kỷ V - VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang)

9- Tượng Thần Brahma Giồng Xoài (thế kỷ VI - VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang)

10- Tượng Thần Vishnu Vũng Liêm (khoảng thế kỷ VI - VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long)

11- Tượng Phật Sơn Thọ - Trà Vinh (thế kỷ VI - VII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh)

12- Tượng Uma Dương Lệ (thế kỷ IX - X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)

13- Tượng Thần Shiva chùa Linh Sơn (thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Chùa Linh Sơn, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định)

14- Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (thế kỷ XIX, hiện lưu giữ tại Chùa Mễ Sở (Diên Phúc tự), xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)

15- Đài thờ Đồng Dương (thế kỷ IX - X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng)

16- Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (Niên đại: Thế kỷ XIV, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh)

17- Bia Sùng Thiên tự bi (niên hiệu Khai Hựu thứ 3 thời Trần, năm 1331, hiện lưu giữ tại chùa Dâu (Sùng Thiên tự), xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương)

18- Tháp gốm men chùa Trò (thế kỷ XIV, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc)

19- Ấn Tuần phủ Đô tướng quân (năm Hồng Thuận thứ 6 - 1515, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình)

20- Kim sách Đế hệ thi (năm 1823, niên hiệu Minh Mạng năm thứ 4, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Công nhận 22 bảo vật quốc gia và 11 di tích quốc gia đặc biệt - Ảnh 2.

Một cuốn kim sách thời Nguyễn - Ảnh minh họa: MINH AN

21- Khuôn in tín phiếu mệnh giá 5 đồng (năm 1947, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh)

22- Xe ô tô "Quốc tế" (năm 1949, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hậu cần)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

*Xếp hạng đối với 11 di tích

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 9) đối với 11 di tích. Cụ thể, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 11 di tích gồm:

1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2- Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Thái Lạc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

3- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

4- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

5- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường

6- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

7- Di tích lịch sử Gò Đống Đa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

8- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

9- Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước)

Bổ sung thêm 9 điểm di tích vào Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

10- Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

11- Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

TTO - Gần 1.000 hiện vật, tài liệu, hình ảnh trưng bày có nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh quý liên quan đến lịch sử báo chí các tỉnh vùng nam sông Hậu trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Theo TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar