13/02/2023 19:29 GMT+7

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa tận dụng cơ hội sau hai năm dịch COVID-19

Trong hơn một năm qua, tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam gần như đi ngang ở mức 37%, và tỉ lệ thu mua từ doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ ở mức thấp là 15% do sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa tận dụng cơ hội sau hai năm dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam vẫn chưa tận dụng được cơ hội sau hai năm dịch COVID-19 - Ảnh: N.BÌNH

Chia sẻ với báo chí ngày 13-2 về khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm tài chính 2022, ông Nobuyuki Matsumoto, trưởng văn phòng Jetro Việt Nam tại TP.HCM, cho rằng Việt Nam đã không tận dụng thành công quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng trong đại dịch.

Lý do chính đến từ chất lượng sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản, nên vẫn khó chen chân vào chuỗi cung ứng.

Khảo sát của Jetro cho thấy để ứng phó với chi phí tăng, doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ thay đổi nhà cung cấp hay mua nguyên vật liệu thay thế cùng tăng cường trang thiết bị, áp dụng số hóa... Tuy nhiên, tỉ lệ nội địa hóa gần như đi ngang ở mức 37%, tỉ lệ thu mua từ doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ ở mức rất thấp là 15%.

"Kết quả này cho thấy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang có vấn đề. Khoảng 60% doanh nghiệp có phương hướng triển khai kinh doanh tại Việt Nam thời gian tới nhưng phần lớn là dịch chuyển các chuỗi có sẵn từ các nước khác vào Việt Nam, chứ vẫn chưa thể tìm kiếm nhà cung ứng tại chỗ", ông Nobuyuki Matsumoto nói thêm.

Có đến 56,5% doanh nghiệp trả lời có dự định xem xét lại điểm thu mua từ nay về sau, rõ nhất là hình thức chuyển điểm thu mua từ Trung Quốc hoặc từ Nhật Bản sang Việt Nam nhằm thúc đẩy thu mua tỉ lệ nội địa hóa, ứng phó với rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng... Nhu cầu tăng cao nhưng chưa tương đồng với tỉ lệ nội địa hóa, chủ yếu là vì mục đích tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Theo đại diện Jetro tại TP.HCM, năm 2022, GDP của Việt Nam tăng trưởng 8,02% nhưng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ vẫn cần phải đầu tư hơn nữa để tăng tỉ trọng đóng góp vào nền kinh tế. Ngoài ra Việt Nam cũng cần cải thiện chất lượng lao động, tăng năng suất lao động để tăng tính cạnh tranh.

Doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều thắc mắc về chính sách thuế, hải quan

TTO - Hội nghị bàn tròn giữa chính quyền thành phố và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM (JCCH) diễn ra ngày 30-11 ghi nhận nhiều nỗ lực giải quyết của TP trước các kiến nghị từ phía nhà đầu tư Nhật Bản.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP Cần Thơ.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Ngược chiều suy giảm của năm 2024, nửa đầu 2025 đánh dấu cú hích lớn trong giải ngân đầu tư công, với hàng loạt công trình tỉ đô được tăng tốc tiến độ, đẩy mạnh thi công.

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar