26/03/2012 11:40 GMT+7

Công nghệ thông tin giúp tiết kiệm năng lượng

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Sáng nay, hội thảo "Tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường: thử nghiệm và kinh nghiệm từ Nhật Bản" đã diễn ra tại Hà Nội.

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Mitsubishi, tạp chí Doanh Nhân, báo điện tử VietnamPlus và FujiTV tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Nội chính và truyền thông Nhật Bản, Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam, nhằm giới thiệu một cuộc thử nghiệm của Nhật Bản cũng như kinh nghiệm cụ thể của các công ty Nhật trong việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để phòng tránh thiên tai và tiết kiệm năng lượng.

Phóng to
Đông đảo đại diện từ Bộ TT&TT (MIC Việt Nam), Bộ Nội chính và truyền thông (MIC Nhật Bản), những công ty công nghệ hàng đầu Nhật Bản đã tham dự hội thảo "Tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường: thử nghiệm và kinh nghiệm từ Nhật Bản" diễn ra tại khách sạn Melia Hà Nội vào sáng 26-3-2012 - Ảnh: Hoàng Hằng

Theo biên bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin - truyền thông Việt Nam (MIC Việt Nam) và Bộ Nội chính - truyền thông Nhật Bản (MIC Nhật Bản) vào tháng 9-2010, hai bên đồng ý hợp tác triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động môi trường và tiết kiệm năng lượng thông qua dự án thí điểm (Vietnam - Japan ICT Field Experiment Project Trial) trong năm 2012 với mục đích phòng ngừa thiên tai và tiết kiệm năng lượng bằng hệ thống thông tin truyền thông và mạng lưới cảm biến.

Dự án thí điểm này được Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản giao cho Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI) thực hiện, dưới sự giám sát và cung cấp ngân sách của MIC Nhật Bản, đối tác triển khai phía Việt Nam là Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI) thuộc MIC Việt Nam.

Hai bên thực hiện khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và xây dựng hệ thống mạng giám sát môi trường, cảnh báo và giảm nhẹ thiên tai, tiết kiệm năng lượng, dựa trên các công nghệ mới nhất như truyền dẫn không dây mắt lưới, năng lượng mặt trời, tích hợp cảm biến, camera giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu đám mây, ứng dụng công nghệ IT xanh tại trung tâm dữ liệu…

Các công nghệ liên quan tới dữ liệu đám mây như tích hợp, lưu trữ, xử lý, trao đổi do phía Việt Nam cung cấp và được tích hợp với các thiết bị của Nhật Bản.

Kết quả của dự án thí điểm là cơ sở quan trọng để hai bên Việt Nam và Nhật Bản xem xét, phê duyệt và cấp nguồn vốn vay ưu đãi chính phủ (ODA) mở rộng “Hệ thống mạng giám sát môi trường và cảnh báo thiên tai” cho các địa phương tại Việt Nam cũng như nhân rộng mô hình cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Thái Lan… Kết quả dự án thí điểm cũng là tiền đề để các địa phương có thể đề xuất mô hình hợp tác công - tư (PPP) cho các dự án ứng dụng CNTT bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trong tương lai.

Các tham luận trình bày tại hội thảo tập trung phác họa một bức tranh cập nhật về các công nghệ tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm ứng dụng năng lượng xanh với kinh nghiệm đi trước của các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là thử nghiệm mới nhất về tiết kiệm năng lượng và quản lý môi trường do các công ty Nhật Bản vừa triển khai tại nhiều địa phương của Việt Nam.

Chương trình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT truyền thông, hạ tầng chung về CNTT, mức độ an toàn, an ninh và tính chính xác của CNTT trong cảnh báo thiên tai, thảm họa, kiểm soát và xử lý khủng hoảng cũng được các công ty hàng đầu của Nhật Bản như Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI), NTTData, Sumitomo Corp, Toshiba, NEC, Fujitsu, Hitachi, Panasonic trình bày.

PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar