09/03/2025 13:28 GMT+7

Cõng mẹ

Có bao giờ bạn cõng mẹ? Hoặc có bao giờ bạn có mong muốn cõng mẹ mình? Tôi hỏi câu này và cảm thấy rưng rưng khi nhớ lần mình chứng kiến cảnh Nh., một người em thân thiết, cõng mẹ vào viện.

Cõng mẹ - Ảnh 1.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

"Lúc đó em sợ lắm, chỉ sợ mẹ sẽ không qua khỏi, rồi rời xa mình mãi", Nh. khóc khi nhớ lại. Đó cũng là lần đầu tôi thấy một người con trai khóc.

Khi nước mắt chảy, hẳn người ta đã phải chạm vào nỗi đau hoặc niềm xúc động lớn lao. Mất đi người thân nhất là một nỗi niềm khó nguôi ngoai, nhất là khi hai người ấy từng chắt chiu đi qua cùng nhau quá nhiều vui buồn, khăn khó.

Nh. là con một, mất cha khi mới hơn 2 tuổi. Mẹ bạn làm đủ việc giữa phố thị ồn ào lao chen để nuôi Nh.. Một ngày bà đổ bệnh, đôi mắt mờ dần rồi không nhìn thấy nữa. 

Ước mơ của mẹ cho con cũng tắt theo ánh sáng nhạt mờ qua đôi mắt đục và yếu đi đó. Hai mẹ con ôm nhau khóc. 

Nhưng, khóc, tất nhiên để thỏa nỗi đau tức thời, không thể giải quyết được gì. Họ dìu nhau đi qua một hướng khác, nhọc nhằn hơn.

Cũng từ đó, cậu thiếu niên học lớp 8 phải bước vào cuộc đời bằng ngã rẽ - tạm nghỉ học để học nghề. Nh. chọn nghề bếp, rồi cũng trải qua những tháng năm bôn ba, thành công, bước sang trang mới với những trải nghiệm tuyệt vời. Nh. bảo mình may mắn khi trong rủi ro có những người đỡ đầu, tiếp sức.

Quanh mình luôn có những vị Bồ tát và những cánh cửa mới, nếu chúng ta chịu gõ, mạnh chân bước vào để "học bài học đời mình".

Bây giờ, khi Nh. đã ổn định hơn với nhiều bước ngoặt mới đưa bạn lên vị trí cao hơn trong công việc thì sức khỏe của người phụ nữ mà Nh. yêu thương nhất lại đi qua bên kia triền dốc. 

"Mấy lần đưa mẹ nhập viện là mấy lần em đều không cầm được nước mắt. Vì thương mẹ và thương mình. Em sợ mình sẽ mồ côi".

Trước Tết, mẹ Nh. bị tai biến. Bà nằm một chỗ và ngày càng yếu đi. Nh. thuê người chăm mẹ nhưng tối luôn tranh thủ về sớm để chuyện trò, kiểm tra tã bà mặc có ướt, xem mẹ mình có nóng lạnh chi không... 

"Dường như mẹ không đi vội vì bà muốn em dần chấp nhận chuyện xa bà qua những ngày nằm im lìm trên giường", Nh. lại chực trào nước mắt.

Tôi chỉ yên lặng ngồi nghe Nh. nói vì tôi biết, có những nỗi niềm không cần lý lẽ để ủi an vì nó sâu trong lòng người, họ hiểu hết, chỉ có điều là họ cần thời gian để chấp nhận.

Sinh ly tử biệt vốn là lẽ thường trong kiếp người mong manh. Ai rồi cũng qua cửa tử sinh ấy nên không ai có thể cưỡng cầu, ta phải học cách yêu thương trọn vẹn để những lần cõng mẹ trên lưng không phải ngậm ngùi.

Nếu mẹ mình còn khỏe, bạn có thể về nhà và đề nghị, "cho con cõng mẹ một lần", rồi hai mẹ con mỉm cười bình yên khi cả hai còn mạnh khỏe, minh mẫn. Tôi nghĩ, đó sẽ là ký ức đẹp nhất đời người mà ta có thể kiến tạo cùng mẹ mình.

Hành trình yêu thương cùng cô gái 'Cõng mẹ lên giảng đường'

TTO - 'Cõng mẹ lên giảng đường', câu chuyện được báo Tuổi Trẻ đăng tải mùa Vu lan năm 2018 đã gây xúc động mạnh cho bạn đọc. Và người bắt đầu câu chuyện này là anh Trương Văn Hoài, chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, Quảng Trị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Bữa ăn của người vợ nhìn mà thương

Phụ nữ lấy chồng tự dưng mất hết khẩu vị và sở thích ẩm thực riêng. Cái giỏ xách đi chợ toàn món chồng con thích.

Bữa ăn của người vợ nhìn mà thương

Gạt bỏ 7 điều này, bạn sẽ vô cùng hạnh phúc

Ai cũng luôn mong có cuộc sống bình an, mưu cầu hạnh phúc song có những thói quen vô tình khiến ta đang tự đánh mất hạnh phúc.

Gạt bỏ 7 điều này, bạn sẽ vô cùng hạnh phúc

Thời khó, ở ghép để tiết kiệm

Không ít sinh viên, bạn trẻ mới đi làm tại TP.HCM đã chọn cách ở ghép cùng người lạ để giảm bớt khoản chi ở khâu này.

Thời khó, ở ghép để tiết kiệm

Mẹ của mẹ

Mẹ của mẹ, là ngoại. Với tôi, ngoại như người mẹ đặc biệt của mình.

Mẹ của mẹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar