01/11/2020 11:09 GMT+7

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập

TRỌNG Ý - TẤN LỰC - ĐOÀN CƯỜNG
TRỌNG Ý - TẤN LỰC - ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Sáng nay 1-11, các đơn vị ứng cứu tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã quyết định chia nhiều nhóm, cắt rừng để gùi hàng hóa vào cho các hộ dân và công nhân thủy điện đang bị cô lập trong vụ sạt lở núi tại xã Phước Lộc.

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 1.

Gạo, áo quần, chăn màn được tập kết tại nhà sinh hoạt cộng đồng xã Phước Công cho lực lượng dân quân chuyển đến xã Phước Lộc - Ảnh: TRỌNG Ý

Các đơn vị dân quân đã chia nhau gùi cõng lương thực và nước uống vào khu vực sạt lở núi để ứng cứu cho các hộ dân và các nhóm công nhân của nhà máy thủy điện Đak Mi 2 vốn đang bị cô lập nhiều ngày nay.

Mỗi người gùi một bao hàng hóa nặng 15kg rồi cắt rừng lội suối để vào ứng cứu. Lương thực, thực phẩm gồm gạo, áo quần, chăn màn được tập kết tại nhà sinh hoạt cộng đồng xã Phước Công cho lực lượng dân quân chuyển đến xã Phước Lộc.

Dưới đây là chùm ảnh mà Tuổi Trẻ Online ghi nhận được vào sáng nay.

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 2.

Gạo, áo quần, chăn màn được tập kết tại nhà sinh hoạt cộng đồng xã Phước Công cho lực lượng dân quân chuyển đến xã Phước Lộc - Ảnh: TRỌNG Ý

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 3.

Gạo được chia thành mỗi túi nặng 15kg và được lực lượng dân quân chuyển đến xã Phước Lộc - Ảnh: TRỌNG Ý

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 4.

Lực lượng dân quân gùi hàng vào rừng - Ảnh: TRỌNG Ý

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 5.

Nghỉ ngơi tại điểm sạt lở Nước Rau để băng qua điểm sạt lở đầu tiên - Ảnh: TRỌNG Ý

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 6.

Thác Nước Rau - Ảnh: TRỌNG Ý

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 7.

Băng qua thác Nước Rau để vào vùng sạt lở đầu tiên - Ảnh: TRỌNG Ý

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 8.

Băng qua thác Nước Rau để vào vùng sạt lở đầu tiên - Ảnh: TRỌNG Ý

Cõng lương thực, nước uống vào vùng núi lở ứng cứu dân và công nhân thủy điện bị cô lập - Ảnh 9.

Băng qua thác Nước Rau để vào vùng sạt lở đầu tiên - Ảnh: TRỌNG Ý

Quân dân nín thở bám đá cõng hàng trèo đèo tiếp tế xã bị cô lập

123277439_679270329393334_6521413101832927660_n

Người dân xã Phước Thành cõng hàng tiếp tế ngược đồi Chim để đưa về xã - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 1-11, hơn 600 người dân và lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã tổ chức gùi hàng băng rừng vào tiếp tế cho người dân xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.

Từ sáng sớm, lực lượng của Tỉnh đội, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam và lực lượng tại chỗ của Huyện đội Phước Sơn cùng lực lượng xã Phước Kim đã được huy động chuyển hàng tiếp tế. Ngoài ra, ở phía xã Phước Thành, 300 người gồm cán bộ xã, công an, dân quân tự vệ và những người dân khỏe mạnh cũng được huy động đi nhận hàng.

123042284_1115364538893182_1193679349215329837_n

Người dân xã Phước Thành không phân biệt nam nữ đều được huy động băng rừng ra nhận hàng tiếp tế - Ảnh: TẤN LỰC

Ông Hoàng Đình Ba, bí thư đảng ủy xã Phước Kim, cho biết tận dụng tối đa khả năng cơ động của xe tải, xe gắn máy và cả sức người để tranh thủ thời tiết tốt chuyển vào vùng cô lập nhiều nhất có thể. Hàng hóa được tập kết tại UBND xã Phước Kim từ chiều hôm qua, đến sáng nay được chuyển bằng ô tô tới điểm trung chuyển thứ nhất là cầu treo thôn A Luông B.

Tại đây, do cầu yếu nên gạo và nhu yếu phẩm được bốc vác qua cầu và tiếp tục dùng xe máy chuyển đến điểm thứ hai là bờ suối thôn A Luông B. Theo đó 30 cán bộ chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng và 15 cán bộ chiến sĩ Huyện đội cùng 20 dân quân Phước Kim cõng bộ chuyển hàng đến suối Xà Kin. Từ đây lực lượng của xã Phước Thành ra tiếp nhận gùi hàng vượt đồi Chim để đưa về phân phối cho người dân xã nãy.

123299975_1476684172530661_3622205194297089496_n

Quân đội, biên phòng tỉnh Quảng Nam và dân quân xã Phước Kim cõng hàng đến đồi Chim bàn giao cho lực lượng xã Phước Thành - Ảnh: TẤN LỰC

PV Tuổi Trẻ Online đã theo đoàn chuyển hàng đến đồi Chim và nhận thấy công tác cứu trợ vô cùng vất vả. Người dân, chiến sĩ, cán bộ phải cõng những bao gạo, mỳ gói nặng 30-40kg vượt qua suối sâu, ngược lên đồi cao, chân bấm vào đất đá trơn trượt để đưa đến cứu trợ đồng bào.

Dự kiến trong ngày hôm nay, lực lượng cứu nạn sẽ đưa vào hơn 10 tấn hàng bằng đường bộ tiếp tế cho người dân Phước Thành.

Đã thả được chuyến hàng đầu tiên bằng trực thăng

Chiều 1-11, trao đổi với Tuổi Trẻ online, đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng phòng Quân huấn Sư đoàn không quân 372 cho biết hiện một trực thăng Mi 171 của Sư đoàn không quân 372 đã xuất phát mang theo gần 2 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men, mền…Số hàng hóa này sẽ được mang tới xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam). Theo đại tá Hùng, đơn vị đã liên hệ trước với xã để chuẩn bị khu vực có mặt bằng, đánh dấu sẵn…Nếu thời tiết tốt sẽ hạ cánh xuống. Còn không thì sẽ thả hàng xuống cho bà con.

Trước đó vào sáng cùng ngày, trực thăng Mi 171 của Sư đoàn không quân 372 cũng đã thực hiện chuyến bay chở theo lương thực, thực phẩm để tiếp tế cho bà con xã Phước Lộc đang bị cô lập do sạt lở đất. Do tình hình thời tiết không thuận lợi, trực thăng không thể hạ cánh nên tổ bay đã đưa trực thăng neo trên không ở khu vực UBND xã Phước Lộc và thả hàng hóa xuống.

Khu vực dự kiến trực thăng sẽ thả hàng xuống xã Phước Lộc - VIDEO: TRỌNG Ý

'Học trò bị đất vùi, trường tan nát, thầy trò Quảng Nam khó khăn chưa từng có'

TTO - 'Ba học sinh tiểu học đang bị vùi trong đất đá, trường học toàn tỉnh như bị dội bom, thầy trò chẳng còn gì nữa', giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam Hà Thanh Quốc nghẹn giọng khi nói 'khó khăn với thầy trò Quảng Nam bây giờ là chưa từng có'.

TRỌNG Ý - TẤN LỰC - ĐOÀN CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Sát bên đô thị Sala (khu độ thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM) hiện đại là vùng đất mênh mông với bãi lau sậy và bùn lầy, rặng dừa mướt mắt vừa được đề xuất làm công viên sinh thái.

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Ngoài phân công nhiệm vụ, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị UBND đặc khu Phú Quốc sớm bố trí khoảng 2.000 nền tái định cư cho phục vụ APEC 2027.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên việc sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ. Sau sáp nhập, biển số xe người dân được cấp như thế nào?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar